Trong vận tải hàng hóa bằng đường biển, hầu hết các lô hàng khi xuất nhập khẩu đều phải trả một khoản phí là Ocean Freight. Vậy Ocean Freight là gì? Tại sao lại áp dụng phí Ocean Freight? Và phí Ocean Freight được tính như thế nào?. Tất cả sẽ được Vận chuyển Phước An giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Ocean Freight là gì? Phí Ocean Freight là gì?
Ocean Freight hay còn được viết tắt là O/F, đây là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực logistics và vận tải đường biển. Đây là một loại phụ phí đường biển dùng để chỉ các khoản chi phí được tính thêm vào cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hãng tàu sẽ thu khoản phụ phí này với mục đích bù đắp các khoản chi phí phát sinh cho hãng tàu khi vận chuyển hàng hóa của bạn.
Theo cách hiểu thông dụng của Việt Nam, thì phí Ocean Freight là cước phí mà khách hàng phải chi trả cho hãng tàu để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ cảng xuất phát đến cảng đích.
O/F thường sẽ không cố định và có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách của hãng tàu. Để người gửi hàng có thể nắm được các thông tin về phụ phí O/F cũng như tính toán chính xác chi phí vận chuyển, hãng tàu sẽ gửi thông báo cho người gửi hàng trước khi có sự thay đổi về phụ phí cước phí.
Xem ngay video về Phí Ocean Freight của chúng tôi
Ai là người trả phí Ocean Freight?
Người chịu trách nhiệm thanh toán phí Ocean Freight phụ thuộc vào điều kiện giao hàng Incoterms đã thỏa thuận.
Ví dụ:
- Nếu điều kiện giao hàng CIP, CFR, CPT, CIF, DDP, DAT, DAP sẽ là người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả phụ phí O/F.
- Nếu điều kiện giao hàng FCA, FOB, FAS, EXW sẽ là người mua sẽ chịu trách nhiệm chi trả phụ phí O/F.
Vì vậy, để biết ai là người phải chi trả phí Ocean Freight, bạn cần phải thỏa thuận rõ ràng với đối tác của mình trước khi ký hợp đồng mua bán.
Phí Ocean Freight được tính như nào?
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Ocean Freight là gì cũng như đối tượng trả phí O/F là ai. Vậy bạn đã biết phí Ocean Freight được tính như nào hay chưa?
Phí Ocean Freight sẽ được tính dựa trên các yếu tố như tuyến đường vận chuyển, khoảng cách từ địa điểm nhận hàng đến điểm đích, đặc điểm của loại hàng, trọng lượng, thể tích. Thông thường, với những hàng hóa lớn sẽ được tính theo công thức sau:
O/F = (Dài x rộng x cao) x số lượng
Các yếu tố ảnh hưởng đến cước phí Ocean Freight
Cước phí O/F sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khoảng cách vận chuyển, loại hàng hóa, kích thước container và các dịch vụ khác mà người gửi yêu cầu. Cụ thể như sau:
- Khoảng cách vận chuyển: Cước phí O/F sẽ thay đổi dựa theo khoảng cách giữa cảng đi và cảng đích.
- Loại hàng hóa vận chuyển: Cước phí vận tải đường biển sẽ thay đổi tùy theo từng loại hàng hóa, khối lượng hàng hóa và đặc biệt đối với những hàng hóa đông lạnh, hàng nguy hiểm sẽ có cước phí cao hơn so với các mặt hàng khác do phải xử lý và bảo quản riêng biệt.
- Kích thước Container: Phí Ocean Freight thường được tính dựa theo kích thước và loại container, phổ biến nhất là container 20 feet và container 40 feet.
- Biến động thị trường: ngoài ra, cước phí này cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu vận tải của thị trường hoặc các biến động về tỷ giá ngoại tệ, biến động về nguyên liệu….
Một số loại phụ phí đường biển
Bên cạnh phí Ocean Freight, người bán và người mua có thể phải trả thêm các khoản phụ phí khác khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chẳng hạn như:
- Phí THC – Terminal Handing Charge: Phí THC tại cảng xuất nhập khẩu.
- Phí Handling: Phụ phí xử lý hàng hóa.
- Phí D/O – Delivery Order: Phí phát hành lệnh giao hàng.
- Phí CFS – Container Freight Station: Phí xử lý cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại kho CFS.
- Phí CIC – Container Imbalance Charge: Phí mất cân bằng container
- Phí AMS – Advanced Manifest System: Phụ phí cho hàng hóa khi nhập khẩu vào Mỹ.
- Phí PCS – Port Congestion Surcharge: Phụ phí được áp dụng khi cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng xảy ra tình trạng ùn tắc, làm tàu chậm trễ…
- Phí SCS – Suez Canal Surcharge: Phụ phí này được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez.
- Phí BAF – Bunker Adjustment Factor: Đây là phụ phí được hãng tàu thu từ chủ hàng khi có phát sinh do sự biến động của giá nhiên liệu.
Hy vọng với bài viết này của Vận chuyển Phước An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ocean Freight là gì cũng như các thông tin có liên quan đến O/F.
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024