Điều kiện FOB là một trong các điều kiện Incoterms được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy FOB là gì? Giá FOB bao gồm những gì? Quyền và trách nhiệm của hai bên trong điều kiện FOB là gì?. Tất cả sẽ được Vận chuyển Phước An giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
FOB là gì?
FOB là viết tắt của cụm từ Free On Board. Theo đó, người bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng đến cảng xuất khẩu, làm thủ tục xuất khẩu và xếp hàng lên boong tàu. Và sau khi hàng hóa được xếp lên boong tàu, trách nhiệm và rủi ro sẽ được chuyển giao cho người mua. Địa điểm chuyển giao rủi ro theo điều kiện FOB chính là lan can tàu.
Điều kiện này được sử dụng trong vận tải đường biển hoặc trong vận tải đường thủy nội địa. Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì họ có thể sử dụng điều kiện FCA.
Giá FOB bao gồm những phí gì?
Giá FOB là mức giá tại cửa khẩu của quốc gia người bán. Bao gồm chi phí vận chuyển hàng ra cảng, thuế xuất khẩu, thuế làm thủ tục xuất khẩu nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển hàng bằng đường biển cũng như chi phí bảo hiểm.
Giá FOB được tính như sau:
Giá FOB = Giá hàng hóa + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ (nếu được yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùn kiểm dịch (nếu có).
Ví dụ: Nếu như doanh nghiệp của bạn mua hàng hóa từ cảng Singapore để nhập khẩu về Việt Nam thông qua cảng Đà Nẵng. Doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng hóa, đồng thời mua bảo hiểm cho lô hàng hóa khi di chuyển từ cảng Singapore đến cảng Đà Nẵng.
Trách nhiệm của người mua và người bán theo điều kiện FOB
Trong điều kiện FOB, trách nhiệm của người mua và người bán được phân chia cụ thể như sau:
Đối với người bán
- Người bán phải có trách nhiệm xếp hàng lên boong tàu
- Làm thủ tục xuất khẩu tại cảng và cung cấp giấy phép xuất khẩu cho lô hàng.
- Người bán có trách nhiệm giao hàng đến cảng xuất chỉ định, và chịu mọi chi phí và rủi ro cho việc đưa hàng lên tàu.
- Cung cấp các bằng chứng giao hàng lên tàu cho người mua.
- Người bán có trách nhiệm phải thông báo cho người mua về hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu.
Đối với người mua
- Người mua phải tiến hành thanh toán tiền hàng cho người bán theo như thoả thuận trong hợp đồng.
- Người mua chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến cảng đích
- Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
- Chịu mọi chi phí vận chuyển hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng. Nếu muốn hàng hóa của mình đảm bảo được an toàn thì có thể mua thêm hợp đồng bảo hiểm.
- Người mua sẽ chịu mọi rủi ro về chi phí và hàng hóa khi hàng được đặt trên boong tàu.
Chi phí liên quan đến FOB
Chi phí của người bán: Bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng, phí xếp hàng và phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Chi phí của người mua: Bao gồm cước vận chuyển biển, phí bảo hiểm, phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu, thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển từ cảng đến kho.
Phân biệt giữa FOB và CIF
FOB | CIF | |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
—>>> Tham khảo thêm về: CIF là gì? Chi tiết về CIF
Một số thuật ngữ liên quan đến điều kiện FOB
Bên cạnh các nghĩa vụ trong điều kiện FOB của Incoterms, trong thực tế các doanh nghiệp còn sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến điều kiện FOB như:
FOB berth terms ( FOB điều kiện tàu chợ): là tiền cước tàu đã bao gồm chi phí bốc hàng và phí xếp dỡ hàng. Nên người bán không phải trả chi phí xếp dỡ hàng hóa.
FOB shipment to destination (FOB chở tới cảng đích): là bên cạnh các nghĩa vụ như FOB trong Incoterms, thì người bán còn có nghĩa vụ thuê tàu để chở hàng đến cảng đích theo ủy thác của người mua. Và phí này do người mua chịu trách nhiệm thanh toán.
FOB under tackle (FOB dưới cần cẩu): Người bán chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được móc vào cần cẩu.
FOB trimmed (FOB san hàng) hoặc FOB stowed (FOB xếp hàng): là người bán có trách nhiệm xếp dỡ hàng lên tàu và chịu chi phí xếp hàng. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ do người mua chịu trách nhiệm khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ xếp hàng hoặc san hàng hóa.
Tại sao các doanh nghiệp nên lựa chọn xuất khẩu FOB
Xuất khẩu theo điều kiện FOB không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí vận chuyển hiệu quả mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Kiểm soát chi phí vận chuyển: Doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn hãng tàu, tuyến đường vận chuyển và đàm phán để có được mức cước vận chuyển tốt nhất
- Linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các công ty vận tải, đại lý hải quan và công ty bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
- Rút ngắn thời gian thanh toán: Người mua thường thanh toán trước hoặc ngay khi hàng hóa lên tàu.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Với chi phí vận chuyển thấp hơn, doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá cạnh tranh hơn trên thị trường.
Nên nhập hàng theo FOB hay CIF đối với doanh nghiệp
Về điều kiện FOB đối với doanh nghiệp
Điều kiện này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu quy mô lớn.
Với điều kiện này, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí vận chuyển vì họ là người chủ động liên hệ đặt tàu và thương lượng giá cả vận chuyển. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí, thuận tiện cho việc theo dõi và nắm bắt thông tin để ngăn chặn những vấn đề phát sinh.
Về điều kiện CIF đối với doanh nghiệp
Nếu công ty lần đầu làm thủ tục nhập khẩu, chưa có nhiều kinh nghiệm nhập khẩu hàng hóa, hoặc chỉ mua số lượng ít thì CIF sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Doanh nghiệp không cần mất thời gian tìm kiếm tàu và công ty bảo hiểm hàng hóa vì mọi trách nhiệm đã có đơn vị cung cấp lo. Tuy nhiên, giá CIF nhập khẩu hàng hóa chắc chắn cao hơn giá FOB, vì doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí dịch vụ cho người bán để tìm người giao nhận, bảo hiểm hàng hóa, đặt tàu,…
So với việc loay hoay tìm kiếm công ty vận chuyển và bảo hiểm mà không có kinh nghiệm, có thể rất mất thời gian cho doanh nghiệp thì việc lựa chọn điều kiện CIF sẽ là quyết định tốt hơn và phù hợp hơn.
Hiểu rõ về FOB và CIF là điều cần thiết để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình giao dịch. Mỗi điều khoản đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để lựa chọn điều khoản phù hợp nhất cho từng giao dịch cụ thể.
Trên đây là những thông tin mà Vận chuyển Phước An muốn gửi đến các bạn để trả lời cho câu hỏi FOB là gì? Hy vọng bài viết này của Phước An sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được chúng tôi giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng bạn nhé!
—>>> Tham khảo thêm: Forwarder Là Gì? Vai Trò Của Forwarder Trong XNK Hàng Hóa
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024