
Forwarder là một thuật ngữ quen thuộc và đóng vai trò vô cùng quan trong ngành vận tải hàng hóa, Logistics hiện nay. Vậy chính xác Forwarder là gì? Vai trò của Forwarder trong xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể ra sao? Cùng chúng tôi – Vận chuyển Phước An tìm hiểu chi tiết hơn về Forwarder là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!
Forwarder là gì?
Forwarder là gì? Forwarder hay chính xác hơn là Freight Forwarder, là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Forwarder dùng để chỉ những đơn vị, công ty hay những người đứng ra cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế.
Có thể nói, Forwarder đóng vai trò là đơn vị trung gian quan trọng trong việc tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng hóa hoặc gom hàng từ nhiều nguồn hàng nhỏ rồi tiến hành sắp xếp chúng thành một lô hàng lớn.
Sau đó, dựa vào điểm đích hàng hóa của lô hàng hóa cần đến, họ sẽ thuê các đơn vị vận tải (hãng tàu, hãng hàng không, v.v.) phù hợp.
Các Forwarder cũng sẽ là người chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình vận chuyển hàng hóa, kể từ lúc tiếp nhận hàng đến lúc hàng hóa an toàn đến đích. Đây được xem là một đơn vị “cò” rất hữu ích cho các khách hàng.
Vai trò của Forwarder trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa
Nhiều người cho rằng các Forwarder đơn thuần chỉ là “cò” kiếm tiền bằng việc hưởng chênh lệch giá cước vận tải hàng hóa. Điều này chỉ thật sự đúng đối với những cá nhân, tổ chức đơn lẻ, lập ra để giải quyết các bài toán, mối hàng nhất thời.
Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh và xác định lựa chọn các Forwarder là đơn vị đồng hành lâu dài thì đây là giải pháp giúp các đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa an toàn và tiết kiệm hơn.
Vậy Forward đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa? Cụ thể như sau:
- Xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh chóng, đảm bảo hàng hoá được giao đúng tiến độ.
- Forwarder có thể liên kết với mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn hơn chủ hàng hóa, giúp họ có thể lựa chọn được phương án vận chuyển và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.
- Nhờ vào mối quan hệ rất tốt với nhiều hãng vận tải lớn nhỏ khác nhâu, họ biết đầu là tuyến có lợi cho khách hàng của mình. Từ đó, các Forwarder có thể thương lượng và nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng vận chuyển.
- Tiết kiệm chi phí cho chủ hàng lẻ, hỗ trợ đóng, ghép nhiều lô hàng khác nhau cùng 1 điểm đến để tối ưu thêm chi phí cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ chủ hàng làm việc với nhà vận chuyển quốc tế để quá trình giao nhận hàng hoá diễn ra nhanh chóng và đúng kế hoạch.
- Bên cạnh đó, các Forwarder còn tham gia hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện đầy đủ các thủ tục hải quan, giấy phép xuất nhập hàng hóa, các loại hồ sơ chứng từ hay cung ứng các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh hiệu quả.
Các vị trí công việc thường gặp trong ngành Freight Forwarder
Logistics là một ngành nghề hoàn toàn mới và đang rất “HOT” trong những năm gần đây. Đây được xem là một lĩnh vực khá rộng và cơ hội nghề nghiệp cũng rất tiềm năng.
Vậy muốn theo đuổi ngành Logistics, Forwarder thì có những vị trí công việc nào?
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về dịch vụ của công ty, tình trạng đơn hàng,…
- Nhân viên chứng từ (Document Staff): Là những người chịu trách nhiệm chính về chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm các công việc như thu thập, bổ sung hồ sơ chứng từ có liên quan để giúp hàng hóa thông quan dễ dàng hơn.
- Nhân viên sale cước: Vị trí này giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn các loại hình dịch vụ của công ty và hỗ trợ khách hàng các vấn đề về tuyến đường vận chuyển, cước phí, lịch trình tàu của đơn hàng mình phụ trách cho khách hàng.
- Nhân viên thông quan phụ trách việc khai báo hải quan: luôn đảm bảo hàng hóa sẵn sàng để vận chuyển cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi nhất.
- Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu hay còn được gọi là nhân viên vận hành xuất nhập khẩu. Họ sẽ là người đảm nhận việc booking tàu, chịu trách nhiệm tập kết hàng hóa ở các cảng và kho hàng lẻ, liên tục cập nhật tình hình thông quan hàng hóa và tiến độ giao hàng hóa cho khách hàng.
- Nhân viên quản lý vận tải đường bộ: Vị trí công việc này phụ trách các công việc liên quan đến công tác quản lý, điều hành các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như xe container, xe tải để tập kết , bốc dỡ hàng hóa…
Dịch vụ mà các công ty Forwarder cung cấp là gì?
Hiện nay, khi nhu cầu xuất nhập hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới gia tăng nhanh chóng, dẫn đến số lượng công ty Forwarder xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, ngoài việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển, các công ty Forwarder phải nâng cao dịch vụ để giúp chủ hàng hóa luôn an tâm về hàng hóa và tiết kiệm chi phí hơn.
- Cung cấp các dịch vụ lưu trữ tồn kho, quản lý tồn kho
- Cung cấp dịch vụ quản lý các vấn đề liên quan đến các loại giấy tờ như hồ sơ, chứng từ, giấy tờ như vận đơn, giấy phép xuất nhập hàng hóa, chứng nhận về xuất xứ nguồn gốc hàng hóa
- Dịch vụ thủ tục thông quan hàng hóa: Các Forwarder sẽ thay mặt chủ hàng hóa thực hiện tất cả các thủ tục thông quan hàng hóa và đóng thuế
- Hỗ trợ tư vấn về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế cho khách hàng. Điều này rất hữu ích đối với những chủ hàng nhỏ, lần đầu tiên xuất nhập khẩu hàng hóa
Chúng tôi – Phước An Logistics hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ thực sự hiểu rõ hơn về Forwarder là gì và vai trò của Forward trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
—>>> Tham khảo thêm: Freight Prepaid Là Gì? Freight Collect Là Gì? Cách Phân Biệt
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023