
Freight Prepaid là gì? Freight Collect là gì? Cách phân biệt 2 loại cước này cụ thể ra sao? Mục đích của cước Freight Collect và Freight Prepaid là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An để hiểu rõ hơn về 2 loại cước này nhé!
Freight Prepaid là gì?
Freight Prepaid là gì? Freight Prepaid được hiểu là cước phí mà shipper phải trả tại cảng load hàng hóa cũng có nghĩa là hàng hóa chỉ được vận chuyển lên tàu khi shipper thanh toán hết tiền cước (hãng tàu sẽ không chấp nhận công nợ). Cước Freight Prepaid thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF, Forwarder thường gọi là hàng freehand.
Để hiểu đơn giản hơn thì bạn có thể hình dung Freight Prepaid như việc dùng điện thoại trả trước (Prepaid) hay loại thẻ Visa Prepaid (bạn sẽ nạp tiền vào trước và sử dụng trong phạm vi khoản dư còn lại trong thẻ).
Freight Collect là gì?
Trái ngược với cước Freight Prepaid, Freight Collect được dùng để chỉ loại cước tàu mà người mua sẽ phải trả tại cảng đến. Thông thường, chúng ta sẽ thấy cước Freight Collect xuất hiện nhiều trong các hợp đồng FOB, EXW và làm hàng chỉ định. Người chịu trách nhiệm thu cước tàu là những đại lý của forwarder tại cảng đến (cảng dỡ hàng hóa).
Bạn hoàn toàn có thể liên tưởng cước Freight Collect giống như việc bạn sử dụng thuê bao trả sau của điện thoại vậy.
Phân biệt Freight Prepaid và Freight Collect
Sau khi tìm hiểu về hai khái niệm Freight Prepaid là gì và Freight Collect là gì thì chắn hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu về bản chất của hai loại cước này. Do đó, để phân biệt Freight Collect và Freight Prepaid bạn có thể tham khảo điểm giống và khác nhau mà Phước An Logistics chia sẻ ngay bên dưới đây:
Điểm giống nhau giữa Freight Prepaid và Freight Collect
Điểm giống nhau cơ bản giữa Freight Prepaid và Freight Collect là đều phải trả tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng. Cụ thể thì:
- Shipper là người trả cước phí tại cảng load hàng hóa cho hãng tàu.
- Consignee là người trả Local Charges tại cảng dỡ hàng hóa cho hãng tàu.
Điểm khác nhau giữa Freight Prepaid và Freight Collect
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Freight Prepaid và Freight Collect đó là vị trí trả cước tàu. Đa phần cước Collect được trả tại cảng nhập, còn cước Prepaid sẽ được trả tại cảng xuất. Ngoài ra, cước Collect bắt buộc bạn phải làm House Bill, còn đối với cước Prepaid thì bạn có thể làm Master Bill hay House Bill đều được.
Thông thường nếu điều kiện bán hàng ghi là C, D thì trên vận đơn đường biển B/L sẽ ghi là Freight Prepaid, và ngược lại điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì trên vận đơn đường biển B/L ghi là Freight Collect.
Lưu ý: Trên thực tế khi bạn nhìn vào Freight Collect và Freight Prepaid trên B/L, không nên xác định nó thuộc điều kiện FOB hay CIF, bởi trong một số trường hợp người mua sẽ nhờ người bán trả cước tàu giùm, sau đó người mua sẽ trả lại tiền thanh toán sau đó.
Mục đích của cước Freight Prepaid và Freight Collect
Mục đích chính của cước Freight Prepaid và Freight Collect là nhằm tránh rủi ro cho các hãng tàu, loại bỏ tình trạng bị nợ cước không đòi được.
- Đối với trường hợp bên xuất khẩu là bên thuê tàu: Hãng tàu cần thu cước Prepaid trước vì chỉ cần bên nhập khẩu trình giấy tờ hợp lệ là có thể giải phóng và lấy hàng hóa.
- Đối với trường hợp bên nhập khẩu là bên thuê tàu: Hãng tàu có thể thu tiền sau. Khi hàng hóa được chuyển về cảng đích thì bên nhập khẩu cần phải tiến hành thanh toán tiền đầy đủ thì mới có thể lấy hàng.
Trên đây là những thông tin về Freight Prepaid là gì, Freight Collect là gì và cách phân biệt mà Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vui lòng gọi ngay đến tư vấn viên của chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
—>>> Tham khảo thêm: Giao Hàng Tiêu Chuẩn Là Gì Và Những Điều Cần Biết
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023