CIF là gì? Các điều kiện giao hàng CIF trong xuất nhập khẩu cụ thể ra sao? Đâu là trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF? Tất cả sẽ được Vận chuyển Phước An giải đáp ở bài viết bên dưới đây!
CIF là gì?
CIF được viết tắt của các từ Cost, Insurance, Freight (chi phí, bảo hiểm, cước tàu) đây là một trong những điều khoản quan trọng trong Incoterms hiện nay. Theo nội dung của điều kiện CIF, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên boong tàu tại cảng đến và chịu chi phí vận chuyển khi hàng đến cảng đích. Và điều khoản này chỉ được áp dụng đối với vận tải đường biển hoặc đường thuỷ nội địa.
Trong hợp đồng, CIF sẽ được viết kèm theo tên cảng đích.
Ví dụ như: CIF Da Nang Port
Mã số CIF là gì?
Mã số CIF là từ viết tắt của cụm từ ” Customer Information File”, là những thông tin thể hiện trên hồ sơ thông tin chính của khách hàng.
Số CIF của mỗi người thông thường sẽ bao gồm từ 8 -11 chữ số tùy theo cách đặt của ngân hàng. Lưu ý, khách hàng chỉ được cung cấp 1 mã số CIF tại một ngân hàng. Kể cả khi doanh nghiệp có nhiều tài khoản tại cùng 1 ngân hàng thì cũng chỉ có duy nhất 1 mã số CIF.
Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF
Trong điều kiện CIF thì người mua và người bán sẽ có những trách nhiệm khác nhau. Vậy trách nhiệm của người mua và người bán cụ thể như thế nào. Cùng Phước An – chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé!
Đối với người bán
- Người bán có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển
- Giao hàng đầy đủ theo đúng số lượng tại cảng đến và xếp hàng lên tàu
- Cung cấp các giấy tờ, chứng từ liên quan cho người mua để người mua thực hiện thủ thục nhập khẩu.
- Người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Thuê phương tiện vận tải, vận chuyển.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về hàng hóa nếu có vấn đề hư hỏng, tổn hại tải điểm cảng xếp
- Người bán chịu toàn bộ trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được xếp lên tàu.
- Mọi chi phí sẽ được chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đến cảng đích.
—>>> Tham khảo thêm: Điều kiện cpt là gì?
Đối với người mua
Người mua sẽ tiến hành nhận hàng tại cảng đến và thực hiện các trách nhiệm sau:
- Người mua sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hàng hóa kể từ lúc hàng hóa được xếp lên tàu.
- Chịu các khoản chi phí từ cảng đến cho đến khi hàng về kho.
- Làm thủ tục thông quan nhập khẩu tại cảng đến. (nếu có)
- Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo đúng như thoả thuận trong hợp đồng.
- Tiến hành nhận hàng tại cảng đến.
- Cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin về cảng đến cho bên người bán.
Ví dụ: Chúng tôi – Phước An có một lô hàng là gạo, cần xuất khẩu sang Trung Quốc với trọng lượng là 1000 kg, theo điều kiện CIF. Khi đó Phước An là bên bán và doanh nghiệp bên Trung Quốc là bên mua. Trách nhiệm khi đó sẽ được chia như sau:
Phước An sẽ có trách nhiệm:
- Thuê tàu để vận chuyển gạo sang Trung Quốc cho đối tác
- Tiến hành giao gạo theo đúng trọng lượng đã thoả thuận trong hợp đồng
- Cung cấp các giấy tờ, chứng từ liên quan đến mặt hàng gạo này để cho doanh nghiệp bên Trung Quốc làm thủ tục nhập khẩu.
- Phước An sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được xếp lên tàu và mọi chi phí sẽ được chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đến cảng đích.
- Chúng tôi sẽ làm thủ tục thông quan hàng hóa tại Việt Nam và mua bảo hiểm cho lô hàng gạo này.
Ưu nhược điểm của CIF là gì?
Ưu điểm
- Phân chia rõ ràng trách nhiệm giữa người mua và người bán
- Bảo vệ hàng hóa, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình vận chuyển cho người mua
- Thuận tiện cho người mua khi kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán
Nhược điểm
- Bên mua sẽ khó khăn hơn trong việc cập nhật lịch tàu và thời gian vận chuyển hàng hóa, đồng thời tình trạng hàng hóa cũng phụ thuộc vào bên bán.
- Bên bán mua bảo hiểm cho hàng hóa, khi đó nếu có vấn đề xảy ra liên quan đến bảo hiểm sẽ khó xử lí.
- Chi phí giao dịch có khả năng cao hơn so với các điều kiện khác trong Incoterms.
- Thời gian giao hàng có thể bị kéo dài
Khi nào nên sử dụng điều kiện CIF?
Điều kiện CIF rất phù hợp với các loại hàng hóa là hàng rời, hàng lỏng hoặc hàng quá khổ mà bạn muốn vận chuyển bằng đường. biển. Đặc biệt đối với những lô hàng có giá trị cao, khi sử dụng điều kiện CIF, hàng hóa của bạn sẽ được bảo vệ khi có bảo hiểm hàng hóa, hạn chế tối đa các rủi ro mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, nếu người mua muốn giảm thiểu rủi ro, để họ không cần phải lo lắng về việc thanh toán cước vận chuyển và phí bảo hiểm thì điều kiện CIF cũng được rất nhiều người mua lựa chọn.
Và trong trường hợp người bán muốn nắm quyền kiểm soát, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn hãng tàu và đàm phán giá cước vận chuyển.
Cách tính giá CIF
Giá CIF là mức giá được tính tại cảng của người mua, tức là người bán sẽ chịu tất cả mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao đến tại cảng của người mua theo quy định.
Cách tính giá CIF sẽ dựa trên công thức:
CIF = (C+F)/(1-R)
Trong đó:
- C: Giá hàng hóa nhập khẩu
- F: Giá cước vận chuyển
- R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tuy nhiên, tỷ lệ phí bảo hiểm lại không có một tỷ lệ nhất định mà phụ thuộc vào việc gói hàng, phương thức vận chuyển…để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm được xác đinh bằng 110% của giá CIF hàng hóa nhập khẩu.
So Sánh FOB và CIF trong xuất nhập khẩu hiện nay
FOB và CIF là hai điều kiện giao hàng trong Incoterms 2020, được sử dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa. Giữa hai điều kiện này có sự giống nhau và khác nhau mà bị khá nhiều người nhầm lẫn. Vậy giữa hai điều kiện FOB và CIF giống nhau và khác nhau như thế nào?
—>>>> Tham khảo thêm: FOB là gì? Tất Tần Tật Về FOB Trong Xuất Nhập Khẩu
Giống nhau
- Cả hai điều kiện đều phân chia rõ về trách nhiệm và rủi ro giữa bên bán và bên mua.
- Được áp dụng trong vận chuyển đường biển và đường thuỷ nội bộ
- Địa điểm chuyển giao rủi ro là tại cảng dỡ hàng của người mua.
- Bên bán sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu và bên mua làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Khác nhau
FOB | CIF | |
Điều kiện giao hàng | Giao hàng trên tàu | Tiền hàng, bảo hiểm , cước tàu |
Phí bảo hiểm | Bên bán không phải mua bảo hiểm hàng hóa. | Bên bán bắt buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. |
Trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển | Bên mua sẽ chịu trách nhiệm thuê tàu | Bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu |
Nơi chuyển giao rủi ro | Lan can tàu tại cảng đi | Lan can tàu và người bán phải chịu trách nhiệm rủi ro tới cuối cùng khi hàng cập cảng |
Tại sao Việt Nam lại nhập CIF
Việt Nam nhập CIF vì điều khoản này không chỉ giúp bảo vệ người mua trước rủi ro và chi phí trong quá trình vận chuyển quốc tế, mà còn mang đến sự tiện lợi và dễ dàng trong quản lý các yếu tố liên quan đến giao dịch thương mại, từ chi phí bảo hiểm đến các vấn đề phát sinh khác. Nhờ đó, có nhiều lý do để Việt Nam nhập CIF:
- Nâng cao trách nhiệm cho người bán: Điều kiện giao hàng quy định rõ ràng trách nhiệm của người bán trong việc thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho hàng hóa đến cảng nhập khẩu.
- Giảm thiểu thủ tục cho người mua: So với các điều kiện giao hàng khác như FOB, người mua có thể giảm thiểu thủ tục và chi phí liên quan đến vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa.
- Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa có kinh nghiệm và nguồn lực để tự mình thực hiện các thủ tục vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa quốc tế.
- Phù hợp với nhập khẩu hàng hóa giá trị cao: CIF cung cấp mức độ bảo vệ nhất định cho người mua trong trường hợp xảy ra rủi ro trong quá trình vận chuyển.
CIF là một điều kiện giao hàng quan trọng trong thương mại quốc tế. Hiểu rõ về CIF giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể lựa chọn được điều kiện giao hàng phù hợp, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
Hy vọng với những thông tin mà Vận chuyển Phước An chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa CIF là gì? và tất tần tật những thông tin về CIF trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn có bất kỳ yêu câu hoặc thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Hotline 0789.377.386 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé!
—->>> Tìm hiểu thêm: Chi phí Logistics là gì? Cách tính chi phí Logitics
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024