Phí CFS là loại phí được thu khi hàng hoá ra vào kho CFS. Phí này sẽ được cảng thu nhằm thực hiện các hoạt động như tập kết, bốc dỡ, bảo quản hàng… tại kho CFS. Để hiểu rõ hơn về phí CFS là gì? Hãy cùng Vận chuyển Phước An chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Phí CFS là gì?
Phí CFS hay Container Freight Station fee. Đây là một loại phí mà bạn phải trả cho cảng khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ cảng vào kho CFS và ngược lại. Các hoạt động đó sẽ bao gồm như nâng hạ, phân loại, làm thủ tục hải quan tại cảng, xếp dỡ, vận chuyển, đóng gói hàng hóa từ xe ra vào tại cảng, container hoặc ngược lại.
—>>> Tham khảo thêm: Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Quy Trình Chứng Nhận Hợp Quy
Ai sẽ là người chịu phí CFS
Việc ai chịu trách nhiệm trả phí CFS sẽ phụ thuộc vào điều khoản thương lượng trong hợp đồng mua bán người bán và người mua.
- Nếu hợp đồng có đề cập rõ ràng về người trả phí, thì người được chỉ định sẽ là người thanh toán chi phí
- Nếu hợp đồng không có thỏa thuận rõ ràng, thì hai bên mua bán sẽ thương lượng với nhau để đưa ra bên thanh toán phí CFS.
Phí CFS hầu hết đều do các cảng tàu thu từ các đại lý gom hàng lẻ, các đại lý cung cấp dịch vụ vận chuyển tại kho CFS của Cảng. Và sau đó các đại lý sẽ thu phí này từ khách hàng của họ. Thông thường, người mua sẽ là người chịu trách nhiệm tìm đơn vị vận chuyển và thanh toán phí CFS.
Cách tính phí CFS như thế nào?
Phí CFS sẽ được tính tùy thuộc vào chính sách của từng kho CFS để đưa ra đơn vị tính là Kg (Kilogram) hoặc CBM (Cubic Meter).
Theo đơn vị KG
Công thức tính sẽ yêu cầu trọng lượng thực tế của hàng hóa để đưa ra mức phí CFS:
Phí CFS = Giá CFS (VNĐ/KG hoặc CBM) x Trọng lượng thực tế (KG)
—>>> Tham khảo thêm: Cách Tính Khối Lượng Hàng Hóa
Theo đơn vị CBM
Theo đơn vị CBM, phí CFS sẽ được tính dựa vào thể tích (Volume) của hàng hóa.
Thể tích (m3) = Chiều cao (m) x Chiều dài (m) x Chiều rộng (m)
Sau đó áp dụng vào công thức tính phí CFS:
Phí CFS = Thể tích (m3) x giá CFS (VNĐ/ CBM hoặc KG) x Trọng lượng quy đổi (KG)
(Trọng lượng quy đổi của mỗi CBM sẽ tùy vào chính sách của từng kho CFS, thông thường là 500KG hoặc 1000KG)
Do đó, để tính toán mức phí CFS cần phải thanh toán, thì bạn cần phải tham khảo chính sách và giá cước của từng kho CFS để hiểu rõ về đơn vị tính và giá phí áp dụng.
—>>> Tham khảo thêm: CBM Là Gì? Cách Tính CBM Trong Xuất Nhập Khẩu
Vai trò của phí CFS trong xuất nhập khẩu hiện nay
Phí CFS đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và xử lý hàng hóa trước khi hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra tại cảng biển:
- Cung cấp cơ sở hạ tầng, vật chất và dịch vụ chuyên nghiệp: Đảm bảo việc vận chuyển, lưu kho, xếp dỡ hàng hóa và đóng gói hàng hóa.. được diễn ra một cách hiệu quả và an toàn.
- Đảm bảo hàng hóa sẽ được chuẩn bị và xử lý đúng quy cách: Đảm bảo tính toàn vẹn quy trình xếp dỡ hàng hóa lên tàu hoặc gửi đi thông qua qua các phương tiện khác.
- Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết, và kiểm tra hàng hóa: để đảm bảo quy trình hải quan được xử lý chính xác, tuân thủ quy định của hải quan và pháp lý.
Ngoài ra, phí CFS cũng có thể ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển bằng cách tăng chi phí xử lý và quản lý hàng hóa cũng như thông qua tác động đến thời gian và hiệu suất vận chuyển.
Quy trình thu phí CFS như thế nào?
Phí CFS là chi phí mà hải quan thu cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng. Quy trình thu phí sẽ được diễn ra như sau:
- Tại cảng thì nhân viên sẽ thu phí CFS trực tiếp từ Forwarder.
- Các Forwarder là đơn vị phải chịu trách nhiệm thu lại tiền từ chủ hàng đã gửi hàng đi. Phí CFS sẽ phụ thuộc vào khối lượng của hàng hóa. Tùy từng đại lý và từng thời điểm vận chuyển mà phí này có thể cao hoặc thấp hơn.
—->>> Tham khảo thêm: Packaging Là Gì? Chi Tiết Về Packaging Mà Bạn Nên Biết
Yếu tố ảnh hưởng đến phí CFS hiện nay
Phí CFS có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau:
- Đối với đa dạng các loại hàng hóa từ hàng đóng gói đến hàng quá khổ và hàng nguy hiểm sẽ đòi hỏi phí dịch vụ CFS khác nhau.
- Phí CFS sẽ tăng theo tùy vào thời gian lưu trữ tại kho CFS bởi nhu cầu sử dụng không gian lưu trữ, cơ sở hạ tầng và một số dịch vụ khác…
- Việc lưu trữ, xếp, dỡ, đóng gói, kiểm tra và xử lý hàng hóa đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn. Các yêu cầu đặc biệt của khách hàng cũng tác động đến giá CFS, đảm bảo quy trình vận chuyển an toàn và suôn sẻ.
Cách tối ưu phí CFS
Để tối ưu chi phí CFS, bạn có thể thử một số cách dưới đây:
- Lựa chọn kho CFS có chính sách thời gian lưu trữ linh hoạt và mức phí phù hợp.
- Tối ưu hóa quy trình xử lý hàng hóa để giảm thiểu thời gian lưu trữ và tăng hiệu quả.
- So sánh các mức phí CFS và thương lượng với các nhà cung cấp dịch vụ để giảm thiểu chi phí và đạt được hiệu quả thỏa thuận tốt hơn.
- Áp dụng công nghệ thông tin để tăng tính chính xác, nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình quản lý hàng hóa.
- Để tối ưu không gian container, thì bạn nên sử dụng dịch vụ gom hàng.
Phân biệt phí CFS và THC
Để phân biệt hai phí CFS và phí THC, thì bạn có thể phân biệt qua khái niệm của mỗi loại phí
Phí CFS là phí mà các Forwarder thu phí từ doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi hàng hóa đang ở tại kho chờ tháo dỡ và đóng gói hoặc xếp dỡ lên container. Phí CFS sẽ được tính dựa vào khối lượng thực tế của hàng hóa, thường là theo đơn vị CBM.
Phí THC là phí mà các Forwarder thu từ doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thực hiện các hoạt động dịch vụ bốc xếp hàng hóa lên hoặc xuống tại tàu. Phí này sẽ được tính theo số lượng container hàng hóa.
—>>> Tham khảo thêm về: Phí THC Là Gì? Các Thông Tin Có Liên Quan Về Phí THC
Tại sao nên thực hiện đúng về chi phí CFS
Khi thực hiện đúng chi phí CFS, doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Hỗ trợ quản lý chi phí vận chuyển một cách chính xác, từ đó có thể đưa ra những chính sách dự báo và kiểm soát chi phí hiệu quả.
- Đảm bảo tuân thủ quy định và quy trình hải quan giúp giảm thiểu những rủi ro, chi phí và tiết kiệm thời gian liên quan đến các thủ tục thông quan.
- Đảm bảo quá trình xử lý hàng hóa chính xác và hiệu quả, giúp tăng hiệu suất và độ tin cậy trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Xây dựng niềm tin và độ tin cậy đối với khách hàng, tạo mối quan hệ và tăng giá trị doanh nghiệp
- Tối ưu hóa quy trình vận chuyển, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Hy vọng với bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu được Phí CFS là gì trong xuất nhập khẩu? CFS là gì? Các tầng nghĩa của CFS và tầm quan trọng của CFS trong xuất nhập khẩu là gì nhé! Nếu bạn đang muốn được tư vấn trực tiếp có thể liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE để được tư vấn trực tiếp nhé!
—>>> Tham khảo thêm: Phí Local Charge là gì?
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024