PCS là một thuật ngữ được sử dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông, công nghệ và cả xuất nhập khẩu. Vậy PCS là gì trong xuất nhập khẩu?. Bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An sẽ dùng những kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực Logistics để giúp bạn hiểu rõ hơn thuật ngữ PCS này. Đồng thời giúp bạn phân biệt được các khái niệm PCS trong từng lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
PCS là gì trong xuất nhập khẩu?
Trong xuất nhập khẩu, PCS sẽ có hai ý nghĩa khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích từng ý nghĩa để bạn có thể hiểu rõ hơn:
PCS là một loại phụ phí
PCS được viết tắt bởi cụm từ Port Congestion Surcharge, được hiểu là một khoản thuế hoặc loại phụ phí ở cảng. Loại phụ phí này được tính cho tàu hoặc hàng hoá ở trên tàu khi cập cảng. Đây là một loại phụ phí giúp cho hoạt động giao thương hàng hoá trở nên thuận lợi hơn. Đồng thời, PCS cũng ảnh hưởng đến số lượng hàng hoá nhận tại cảng và tác động giá cả của hàng hoá tại cửa hàng.
PCS là một đơn vị đếm
PCS là từ viết tắt của đơn vị Pieces. Đơn vị này dùng để đo lường số lượng của hàng hoá. Tuỳ theo từng loại hàng hoá, PCS có thể là một cái, một viên, một miếng…Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp thuật ngữ PCS xuất hiện khá nhiều ở các đơn hàng của các xưởng sản xuất hoặc các đơn vị chế biến của các công ty xuất nhập khẩu.
Ví dụ:
Bạn đang có 5 thùng carton chứa đựng những chiếc ly, trên mỗi thùng sẽ ghi là 25 pcs/ctn. Đều này có thể được hiểu là mỗi thùng carton đang chứa 25 cái ly.
Hoặc đối với các loại trái cây thì đơn vị PCS được hiểu là quả hoặc trái..
Tuy nhiên, bạn cần phải để ý ký hiệu đứng phía sau PCS, để tránh nhầm lẫn đơn vị với nhau. Chẳng hạn:
PCS/kg: Đây là sản lượng có được của 1 kg hàng hoá.
PCS/m: Sản lượng làm được trong 1 tháng.
PCS/h: Sản lượng làm được trong 1 giờ.
Ngoài ra, bạn sẽ còn thấy thuật ngữ PCS xuất hiện trên các hoá đơn hàng hoá xuất khẩu.
Một số ý nghĩa khác của PCS
Ngoài những ý nghĩa của thuật ngữ PCS ở trên nhằm giải thích cho thắc mắc “PCS là gì trong xuất nhập khẩu?” thì PCS còn xuất hiện ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như:
- Trong lĩnh vực công nghiệp in ấn – PCS: Print Contrast Signal được hiểu là tín hiệu tương phản in.
- Trong lĩnh vực hoá học – PCS: Plastics – Clad silica fibre được hiểu là một loại sợi thuỷ tinh thạch anh được bọc bởi chất dẻo bên ngoài.
- Power Conversion System: Hệ thống chuyển đổi năng lượng.
- Primary Coolant System: Hệ thống làm mát.
- Patients Care Services: Dịch vụ công cộng và thương mại.
- Hoặc trong lĩnh vực truyền thông, PCS được viết tắt bởi cụm từ Personal Communication Service tức là dịch vụ truyền thông cá nhân. Đây là một hệ thống sẽ bao gồm các dịch vụ truy cập không dây hoặc di dộng cá nhân khác nhau. Cho phép người dùng tự do giao tiếp với bất kỳ ai ở mọi lúc mọi thời điểm.
Mặc dù thuật ngữ PCS có rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã có thể hiểu rõ hơn “PCS là gì trong xuất nhập khẩu?” qua những thông tin mà Vận chuyển Phước An muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0943.377.386 hoặc 0941.343.663 để được hỗ trợ.
- Lào có bao nhiêu dân tộc? Sinh sống ở đâu? - 14/10/2024
- Thái Lan nói tiếng gì? Ngôn ngữ người Thái sử dụng? - 12/10/2024
- Biểu tượng của Thái Lan là con gì? - 11/10/2024