Điều kiện DAP là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay? Trách nhiệm của người bán và người mua theo quy tắc DAP cụ thể ra sao? Đâu là cách áp dụng điều kiện DAP trong Incoterms 2020 đúng quy định? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi – Vận chuyển Phước An để có được câu trả lời nhé!
Điều kiện DAP là gì trong xuất nhập khẩu?
DAP là gì trong xuất nhập khẩu là một trong những thắc mắc của nhiều người hiện nay. Điều kiện DAP được viết tắt từ cụm từ Delivery at Place, có nghĩa là giao hàng tại nơi đến. Với điều kiện này, bên bán sẽ tiến hành giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên các phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến đã được chỉ định. Người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa để vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi đến chỉ định.
Cả hai bên bán và mua hàng hóa nên quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì mọi rủi ro xảy đến với hàng hóa sau này người bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngoài ra, bên bán cần nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Theo hợp đồng vận tải thì nếu người bán phải trả chi phí dỡ hàng hóa ở nơi đến thì người bán không có quyền đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Điều kiện DAP yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu hoặc trả thuế nhập khẩu. Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDP.
Nội dung về điều kiện DAP trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Sau khi đã tìm hiểu DAP là gì trong xuất nhập khẩu, bạn còn phải hiểu rằng, điều kiện DAP cũng đóng vai trò quan trọng khi quy định về nghĩa vụ, vai trò của các bên liên quan trong vận chuyển hàng hóa, cụ thể như sau:
Chi phí mà các bên phải chịu
Các khoản chi phí mà bên bán hàng hóa phải chịu, bao gồm:
- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa
- Chi phí dỡ hàng hóa nếu nó được quy định trong hợp đồng vận tải
- Khoản chi phí về việc giao chứng từ cho bên mua.
- Mọi chi phí liên quan đến quy trình vận chuyển hàng hóa cho tới khi giao hàng hóa, ngoại trừ các chi phí do người bán bắt buộc phải chịu như là các chi phí làm thủ tục nhập khẩu
Các khoản chi phí mà bên mua hàng hóa phải chịu, bao gồm:
- Chi phí dỡ hàng hóa nếu chưa nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã ký kết trước đó
- Chi phí làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa bao gồm thuế nhập khẩu, xin giấy phép nhập khẩu và các chi phí khác nếu phát sinh vấn đề liên quan đến giấy phép hàng hóa
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi nhận hàng
Nghĩa vụ của bên bán:
- Tiến hành đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa, kiểm đếm số lượng hàng hóa đầy đủ
- Bên bán cần có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa
- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa đến điểm đích đúng như quy định
- Giao hàng hóa kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác có liên quan và được quy định trong hợp đồng tại đúng địa điểm và thời gian đã quy định
- Chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra cho đến khi hàng hóa được giao.
Nghĩa vụ của bên mua:
- Bên mua có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu đối với lô hàng hóa cần vận chuyển
- Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng hóa
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm nhận hàng cụ thể
- Tiến hành nhận hàng hóa tại đúng địa điểm và thời gian như đã quy định trong hợp đồng
- Chịu mọi trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ thời điểm nhận hàng
- Ngoài ra, bên mua hàng hóa không cần mua bảo hiểm hàng hóa nhưng nếu bên bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì bên mua sẽ phải trả chi phí và chịu mọi rủi ro để cung cấp được các thông tin này cho bên bán hàng hóa.
Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DAP theo Incoterms 2020
Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện DAP Incoterms 2020.
Về việc chuyển giao hàng hóa
Với điều kiện DAP Incoterms 2020, việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành khi bên bán vận chuỷen được hàng đến tại điểm giao hàng đã quy định vào đúng thời gian đã thỏa thuận, sẵn sàng để dỡ hàng xuống từ phương tiện vận tải. Bên mua sẽ chỉ phải lo về việc dỡ hàng hóa và sẽ phải chịu mọi trách nhiệm kể từ thời điểm đó.
Cách áp dụng điều kiện DAP Incoterms 2020 hiệu quả đúng quy định
Theo Incoterms 2020, điều kiện giao hàng tại cảng đến DAP có thể được áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau. DAP trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay được đánh giá là điều kiện giao hàng lý tưởng đối với vận chuyển đa phương thức bởi người bán không cần phải thực hiện việc dỡ hàng hóa (trừ khi được chỉ định).
Song, nếu trong hợp đồng vận chuyển quy định người bán phải dỡ hàng hóa tại nơi giao hàng thì sẽ không được bên mua hoàn trả lại chi phí. Do đó, bên bán cần làm rõ ràng điều này trong hợp đồng để tránh xảy ra những tranh cấp không đáng có với bên mua về sau.
Theo Incoterms 2020, điều kiện DAP yêu cầu người bán phải thông quan hàng hóa, làm thủ tục và chi trả thuế phí xuất khẩu nhưng không cần phải thực hiện nghĩa vụ này ở đầu nhập. Do đó, nếu bên mua hàng hóa không tổ chức thông quan nhập khẩu hàng hóa thì hàng hóa sẽ được giữ lại tại cảng hoặc nhà ga nội địa ở quốc gia nhập khẩu.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc rằng bên nào sẽ phải chịu mọi rủi ro trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất khi hàng hóa được giữ tại cảng ở nước nhập khẩu thì câu trả lời chính là người mua! Để tránh “kịch bản” này xảy ra, bên bán và bên mua hàng nên có sự thống nhất để khi người bán thông quan nhập khẩu, quá cảnh cũng như làm thủ tục và chi phí liên quan ở đầu nhập thì lúc này 2 bên nên dùng điều kiện DDP để thay thế.
Với những thông tin hữu ích về điều kiện DAP mà chúng tôi – Vận chuyển Phước An chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được phần nào thắc mắc về điều kiện DAP là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này!
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024