D/O là phí gì? Cách phân loại phí D/O cụ thể ra sao? Quy trình lấy lệnh D/O trong xuất nhập khẩu liệu có đơn giản? Đâu là các chi phí đi kèm khi nhận lệnh giao hàng? Cùng Chúng tôi – Vận Chuyển Phước An tìm hiểu về phí D/O ở bài viết bên dưới đây nhé!
D/O (Delivery Order) là phí gì?
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay, Delivery order hay còn gọi là lệnh giao hàng. Lệnh giao hàng D/O được hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder phát hành cho các Consignee. Các Consignee sẽ lấy D/O để cung cấp và trình lên cơ quan hải quan để lấy hàng hóa khi tàu đã cập cảng. Nói cách khác, lệnh giao hàng D/O là chỉ thị của người giữ hàng chỉ định cho đơn vị nhận hàng nhằm mục đích bàn giao hàng hoá.
Tất nhiên, Consignee muốn được phát lệnh giao hàng D/O thì sẽ phải đóng một khoản phí nhất định cho các Forwarder hoặc các hãng tàu. Vậy nên đây chính là phí D/O.
Phí D/O là từ viết tắt của Delivery Order Fee – là phí lệnh giao hàng. Là chứng từ nhận hàng do các hãng tàu phát hành mà các doanh nghiệp nhập khẩu cần dùng để trình cho cơ quan giám sát khi hàng tại cảng đến trước khi xếp dỡ hàng ra khỏi kho, ra khỏi container… Đây là chứng từ bắt buộc nếu consignee muốn lấy hàng.
Ngoài ra, bạn cũng lên lưu ý một điều rằng, phí D/O – Delivery Order Fee là phí lệnh giao hàng chứ không phải là phí chứng từ DOC – Documentation Fee. Bởi vì tên viết tắt của 2 từ này khá giống nhau nên nhiều bạn mới làm thủ tục xuất nhập khẩu thường sẽ hay bị nhầm.
—->>>> Tham khảo thêm: CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?
Phân loại D/O (Delivery Order)
Hiện nay, D/O (Delivery Order) được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào đơn vị phát hành lệnh giao hàng cho bạn. Cụ thể hiện nay, có 2 loại phí D/O chính tương ứng với 2 loại D/O do các đơn vị Forwarder phát hành và các hãng tàu phát hành:
D/O do các Forwarder phát hành
- Là loại D/O do các đơn vị, đại lý vận chuyển phát hành cho người nhận hàng. Là lệnh yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng cho người nhận hàng.
- Vì Forwader chỉ là bên phát hành lệnh giao hàng D/O mà không phát hành bill nên nếu muốn lấy hàng thì người nhận hàng phải xuất thêm các loại chứng từ liên quan.
D/O do các hãng tàu phát hành
- Là loại D/O được các hãng tàu phát hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng cho người nhận hàng.
- Các hãng tàu yêu cầu Forwarder giao hàng. Cùng với D/O do hãng tàu phát hành, Forwarder cần phải chuyển thêm bill gốc của hãng tàu cho người nhập khẩu thì khi đó người nhập khẩu mới đủ kiều kiện nhập hàng.
Tại sao phải trả phí D/O?
Phí D/O được thu để bù đắp chi phí mà hãng tàu phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc phát hành lệnh giao hàng, như:
- Chi phí xử lý hồ sơ
- Chi phí lưu kho
- Chi phí làm các thủ tục hải quan
Nội dung trên lệnh giao hàng D/O
Lệnh giao hàng D/O là loại chứng từ quan trọng và bắt buộc người nhận hàng phải có nếu muốn lấy được hàng hóa. Thông thường, nội dung trên D/O sẽ bao gồm những thông tin như:
- Tên tàu vận chuyển hàng hóa và hành trình tàu vận chuyển.
- Thể tích, trọng lượng, số lượng kiện hàng (Gross Weight, Net weight….)
- Tên người nhận hàng (Consignee)
- Cảng dỡ hàng hóa (POD)
- Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý rằng D/O thường có 3 bản và do đó khi lấy hàng, các Consignee không chỉ cần D/O mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ như sau:
- Giấy tờ tùy thân như CCCD/ CMND của người nhận hàng hoặc các giấy tờ tương tự.
- Giấy giới thiệu.
- Thông báo lô hàng hóa đã cập cảng.
- Bản sao vận đơn có ký hậu hoặc vận đơn gốc ký hậu, được đóng dấu của ngân hàng (nếu doanh nghiệp sử dụng L/C để thanh toán).
Sau khi nhận được giấy báo hàng đến từ hãng tàu và B/L thì bạn cần chuẩn bị đẩy đủ các chứng từ ở trên. Tiếp đó, bạn cần đến Forwarder hoặc các hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. Việc bạn lấy lệnh D/O độc lập với việc bạn thực hiện làm thủ tục hải quan. Do đó, bạn có thể thực hiện đồng thời 2 hoạt động này cùng lúc hoặc bạn lấy lệnh D/O trước đều được.
—>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ fulfillment là gì
Khi nào cần sử dụng lệnh Delivery Order – D/O
Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu chở hàng cập bến tại cảng nhận. Bạn có thể yêu cầu lấy lệnh D/O trước, sau hoặc song song với làm thủ tục hải quan vì chứng từ này không cần có trong quá trình khai báo, làm thủ tục hải quan.
- Đối với hàng nguyên lô (FCL): thường sẽ mất ít nhất từ 8 – 12 tiếng để tàu vào cảng và đổi lệnh giao hàng.
- Đối với hàng lẻ (LCL): thường sẽ mất 2 ngày để nhận lệnh giao hàng vì kho hàng phải làm thủ tục kéo container từ cảng về kho và xếp lưu trữ
Các yếu tố ảnh hưởng đến phí D/O
- Loại hàng hóa: Hàng hóa đặc biệt, hàng nguy hiểm thường có mức phí D/O cao hơn
- Trọng lượng và khối lượng: Hàng hóa có trọng lượng và khối lượng lớn sẽ phát sinh chi phí D/O cao hơn.
- Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách vận chuyển càng xa, thì phí D/O càng cao.
- Hãng tàu: mỗi hãng tàu có bảng giá phí D/O khác nhau.
Các chi phí đi kèm khi nhận lệnh D/O
Ngoài việc phải thanh toán phí D/O để nhận lệnh giao hàng thì bạn sẽ phải hoàn thành thêm một số khoản phí đi kèm khác. Cụ thể như:
- Phụ phí xếp dỡ tại cảng THC
- Phí vệ sinh container
- Phí CFS hàng lẻ.
- Phí cước container được các hãng tàu quy định.
Chính vì phải đóng thêm nhiều loại phí đi kèm nên để đơn giản việc kiểm tra, rà soát sau này thì bạn cần nên giữ lại Bill. Nếu trong trường hợp đơn vị nhập khẩu lấy hàng hóa từ tàu xuống cảng, hàng để nguyên trong container thì lệnh giao hàng D/O sẽ được đóng dấu là hàng giao thẳng. Còn trong trường hợp bên nhập khẩu cắt chì container ngay tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu hàng rút ruột.
Quy trình lấy lệnh D/O (Delivery Order) chi tiết
Bước 1: Bạn sẽ nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc Forwarder trước khi tàu cập bến 1-2 ngày. Thông báo sẽ bao gồm các loại thông tin về tên tàu, mã vận đơn, số liệu của container…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chứng từ đầy đủ và hoàn chỉnh để lấy lệnh D/O bao gồm các loại giấy:
- Giấy giới thiệu công ty nhập khẩu
- Giấy vận đơn gốc hoặc bản sao đã có chứng thực
- Giấy thông báo hàng cập bến
- CCCD của người đến lấy lệnh giao hàng (bản sao)
Bước 3: Liên hệ với hãng tàu hoặc Fowarder để xác nhận thông tin thời gian cập bến, địa điểm để lấy lệnh giao hàng. Thời gian lấy lệnh D/O sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa (FCL hoặc LCL), thời điểm tàu cập bến và loại D/O.
Bước 4: Để nhận được lệnh giao hàng, bạn cần phải thanh toán đầy đủ các chi phí bao gồm phí D/O và một số loại phí khác. Bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc là phương thức chuyển khoản tại văn phòng của hãng vận chuyển/ Forwarder.
Bước 5: Đối với phát sinh lệnh nối, để có được bộ chứng từ đầy đủ cùng với một vài giấy giới thiệu thì bạn phải đến hãng tàu hoặc đại lý giao nhận để nhận lệnh nối. Trong phần consignee của lệnh nối sẽ cần ghi đầy đủ tên công ty của chủ hàng. Sau khi có được lệnh nối này, bạn mới có đầy đủ bộ chứng từ để làm thủ tục đổi lệnh tại cảng.
Bước 6: Đối với trường hợp thanh toán qua thư tín dụng L/C. Khi bạn đến hãng tàu để nhận bộ lệnh giao hàng, bạn cần phải mang theo vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của công ty. Đối với trường hợp bạn nhận lệnh giao hàng từ đại lý giao nhận khác, thì bạn chỉ cần mang giấy giới thiệu đến và sau đó khi có thông báo hàng đến là bạn có thể nhận bộ lệnh giao hàng.
Một số lưu ý về phí D/O và lệnh D/O
- Trường hợp chỉ cần D/O của các Forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi các Forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
- Trường hợp cần lệnh nối của các Feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa thì mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu các Forwarder cung cấp cho mình.
Các lưu ý khi đi lấy lệnh D/O (Delivery Order)
Khi đi lấy lệnh D/O thuận lợi thì bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Đảm bảo thông tin có trong lệnh D/O phải chính xác và đầy đủ như thông tin về tên tàu, tên người gửi hàng, tên người nhận hàng,…
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để có thể lấy lệnh D/O mà Vận tải Phước An – chúng tôi đã đề cập ở phía trên.
- Hiểu rõ về lệnh giao hàng D/O mà bạn đang sử dụng cho hàng nào như hàng nguyên lô, hàng lẻ…
- Cần xác nhận rõ ràng về thời gian lấy lệnh D/O, sẽ phụ thuộc vào thời điểm mà tàu cập đến cảng, phân loại hàng và vá chủ thể phát hành D/O
- Nếu lệnh D/O được phát hành bởi Forwarder, thì người mua cũng có thể lấy được hàng ra khỏi bãi. Với điều kiện Forwarder này là đại lý của hãng tàu vận chuyển
- Bạn cần phải lưu giữ lệnh D/O cẩn thận để sử dụng vào các hoạt động khác như thủ tục hải quan, nhận hàng và giải quyết một số vấn đề phát sinh khác.
Phí D/O là một phần không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu. Hiểu rõ về phí D/O sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý chi phí và tránh những rủi ro không đáng có.
Trên đây là những thông tin về phí D/O mà Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm D/O là phí gì và những thông tin liên quan đến phí D/O. Nếu bạn muốn trang bị thêm những kiến thức khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng gọi ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất!
—>>> Tham khảo thêm: ENS là phí gì?
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024