AMS là khoản phí khá quen thuộc và thường được sử dụng khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ. Vậy AMS là phí gì? Mức thu phí AMS là bao nhiêu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An để hiểu hơn về khoản phí này nhé!
AMS là phí gì?
AMS là khoản phí được viết tắt từ Automated Manifest System Fee. Phí AMS được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được nhập khẩu và chuyển tải tại Mỹ. Do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper.
—>>> Tham khảo thêm: ISS Là Phí Gì? Có Những Loại ISS Phổ Biến Nào?
Mục đích của việc triển khai AMS
Mục đích vô cùng quan trọng của việc khai báo AMS là nhằm phòng chống khủng bố và buôn lậu. Quy định khai báo AMS ban hành từ năm 2004 bởi Customs and Border Protection Department of the US (CBP). Một điều bạn cần lưu ý là thủ tục AMS sẽ chỉ áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển và tất cả hàng hóa nhập vào nước Mỹ đều phải khai báo phí AMS.
Chính bởi sau sự kiện khủng bố kinh hoàng 11/9, Mỹ đã siết chặt an ninh trên mọi khía cạnh. Kể từ đó, tất cả các container hàng hóa nhập cảnh vào Mỹ bắt buộc phải được khai báo một cách rõ ràng và chính xác. Đó chính là lý do mà của thủ tục khai báo AMS ra đời.
Lợi ích của AMS
Đối với doanh nghiệp
- Việc khai báo AMS sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan, giảm thiểu tình trạng hàng hoá bị giữ lại tại cảng. Hạn chế được các tình trạng trả hàng, phạt hành chính.
- Đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn tuân thủ chặt chẽ các quy đinh hải quan. Và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Đối với cơ quan hải quan Mỹ
- Giúp Hải quan Mỹ dễ dàng quản lý và kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu vào Mỹ, giảm thiểu thời gian thời gian thông quan hàng hoá, thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế.
- Chống gian lận trong thương mại: việc khai báo AMS sẽ giúp cơ quan Hải quan Mỹ dễ dàng phát hiện được các trường hợp gàng hoá có vấn đề, có nguy cơ trốn thuế.
- Đồng thời, sẽ giúp cơ quan Hải quan Mỹ kiểm soát được hàng hoá xuất khẩu vào Mỹ, ngăn chặn các mặt hàng cấm và nguy hiểm, bảo vệ an ninh quốc gia và người dân Mỹ khỏi những mối đe doạ tiềm ẩn.
—>>> Tham khảo thêm về: Forwarder là gì?
Quy trình khai báo AMS được diễn ra như thế nào?
Việc khai báo AMS sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng lý US Customs and Border Protection (CBP)
- Hãy truy cập trang web của CBP, tạo tài khoản và đăng ký thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu CBP.
- Sau khi đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được thông tin đăng nhập vào hệ thống AMS.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hoá
Các thông tin cần phải chuẩn bị, bao gồm:
- Thông tin về hàng hoá: Mô tả hàng hoá, giá trị, số lượng, đóng gói, mã HS, xuất xứ và thông tin an ninh có liên quan.
- Các tài liệu như hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hoá và các chứng từ liên quan.
Bước 3: Thực hiện khai báo trên phần mềm AMS
- Đăng nhập vào hệ thống AMS bằng các thông tin đã được cung cấp.
- Nhập toàn bộ thông tin khai báo theo yêu cầu.
- Kiểm tra thông tin trước khi gửi đi
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, thông tin về lô hàng hoá của bạn sẽ được CBP xem xét để xác định xử lý thông quan.
Mức thu phí AMS là bao nhiêu?
Thông thường, mức thu phí AMS theo quy định sẽ là khoảng từ 30 đến 40 USD cho mỗi lô hàng hóa. Do đó, bạn cần lưu ý rằng, phí AMS sẽ không tính theo số lượng hoặc khối lượng của hàng hóa mà sẽ được tính theo cả lô hàng xuất khẩu đó. Vậy nên không phải hàng hóa càng nhiều, càng nặng thì phí AMS sẽ càng cao. Và Phí AMS do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper.
Bên cạnh phí AMS, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu chi tiết thêm một số phụ phí khác khi xuất khẩu hàng hóa ra các nước ngoài, cụ thể như:
- Phí ENS áp dụng cho các lô hàng vận chuyển vào thị trường Châu Âu EU.
- Phí AFR dành cho các lô hàng hóa xuất khẩu đi Japan (Nhật Bản)
- Phí ACI áp dụng cho các lô hàng hóa xuất khẩu sang Canada.
- Phí ANB dành cho các container hàng xuất khẩu đi các nước Châu Á.
Mức phí cần thu và quy định nộp phạt trễ sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia mà hàng hóa được xuất khẩu đến. Việc nắm rõ được thông tin về phí AMS cũng như các loại phí khác sẽ giúp bạn kiểm soát được chi phí một cách hiệu quả nhất, tránh những rủi ro, sự cố đáng tiếc về lô hàng hóa có thể xảy ra.
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà Vận chuyển Phước An chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm AMS là phí gì cũng như những thông tin liên quan đến phí AMS. Nếu bạn có câu hỏi nào khác cần Phước An giải đáp, hãy liên hệ đến nhân viên của chúng tôi thông qua Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất bạn nhé!
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024