DDP là gì trong xuất nhập khẩu? Nội dung của điều kiện giao hàng DDP là gì? Trách nhiệm của mỗi bên như thế nào?. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An để được giải đáp ngay thắc mắc nhé!
DDP là gì?
DDP viết tắt bởi cụm từ Delivered Duty Paid hay còn được gọi là giao hàng đã nộp thuế. Đây là một trong các điều khoản nằm trong Incoterms 2020. Theo điều khoản này, người bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao người mua, bao gồm cả việc nộp thuế tại cảng, cửa khẩu và phí nhập khẩu.
Ví dụ về DDP:
Nếu địa điểm trả hàng tại khu công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng thì trong chứng từ và hợp đồng cần phải ghi đầy đủ, thể hiện như sau:
DDP An Don Industrial Zone – Danang – Vietnam, Incoterms 2020
Nội dung điều kiện giao hàng DDP trong Incoterms 2020
Ở trên chúng ta cũng đã tìm hiểu sơ lược về định nghĩa điều kiện giao hàng DDP là gì?. Vậy nội dung của điều kiện giao hàng DDP là gì?
- Đối với phương thức vận tải: Điều kiện DDP được áp dụng sử dụng đối với tất cả các loại phương tiện vận tải.
- Chuyển giao rủi ro và chi phí: Người bán sẽ giao hàng cho người mua khi đã thông quan hàng hóa tại cửa khẩu dưới sự định đoạt của người mua. Và người bán sẽ chịu mọi trách nhiệm rủi ro và chi phí để vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định.
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi sử dụng điều kiện DDP
Khi người bán và người mua sử dụng điều kiện giao hàng DDP, quyền và nghĩa vụ của các bên đều được quy định cụ thể như sau:
Người bán | Người mua |
|
|
Như vậy, chúng ta có thể thấy điều kiện DDP là một điều khoản không mất thuận tiện với người bán nhưng rất thuận tiện với người mua.
Ưu điểm và nhược điểm của điều kiện DDP
Ưu điểm của DDP
- Người mua không phải lo lắng về các thủ tục hải quan và vận chuyển phức tạp
- Nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ ràng và giúp tránh những tranh chấp.
Nhược điểm
- Người bán chịu nhiều chi phí hơn so với các điều kiện giao hàng khác
- Người bán chịu rủi ro cao hơn trong quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan
Khi nào nên sử dụng điều kiện DDP
Điều kiện DDP thường được sử dụng nhiều trong các trường hợp sau:
- Người mua không có kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu
- Người mua muốn có sự kiểm soát tối thiểu đối với quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan
- Người bán muốn đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến tay người mua một cách an toàn và đúng thời hạn.
Ví dụ thực tế:
Giả sử bạn là một công ty sản xuất đồ gia dụng tại Việt Nam và muốn xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Nếu khách hàng Mỹ của bạn yêu cầu giao hàng tận kho và chịu trách nhiệm về tất cả các thủ tục hải quan, bạn có thể đề xuất điều kiện DDP. Điều này sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn và tập trung vào kinh doanh.
Cách Tính Giá DDP như thế nào?
Phí DDP có thể được tính như sau:
Giá DDP = Chi phí FOB + Cước phí vận chuyển + Phí xếp dỡ hàng hóa + Bảo hiểm + Thuế nhập khẩu + Phí cảng + Phụ phí + Chi phí khác
Trong đó:
- Phí FOB là giá bán sản phẩm của người bán tại cảng xuất khẩu, chi phí đã bao gồm các phí đóng gói hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, phí xếp dỡ hàng hóa lên tàu..
- Cước phí vận chuyển là chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất khẩu đến cảng nhập khẩu hàng.
- Bảo hiểm là phí mua bảo hiểm nhằm giúp người bán yên tâm hơn về các rủi ro mất mát hoặc hàng hóa có vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển
- Thuế nhập khẩu là thuế mà người bán phải thanh toán cho cơ quan hải quan tại nước mà hàng hóa nhập khẩu, đã bao gồm các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế VAT…
- Phí cảng là khoản phí mà người bán trả cho nhà cung cấp dịch vụ cảng để làm các dịch vụ như kiểm tra, xử lý và lưu trữ hàng tại kho của cảng nhập khẩu.
- Phụ phí là các phí bao gồm nhiên liệu, an ninh, thay đổi tuyến vận chuyển… mà người bán phải thanh toán cho người vận chuyển hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ khác
- Các khoản phí khác là các khoản phí phát sinh như phí chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, biến động giá cả, rủi ro chính trị hoặc thiên tai.
Giá DDP có bao gồm thuế VAT không?
Trong phí DDP đã bao gồm phí VAT. Theo nội dung của Incoterms 2020, giá phí DDP đã có bao gồm thuế VAT. Người bán có trách nhiệm thanh toán toàn bộ phí vận chuyển đã bao gồm VAT và phí hải quan.
Sự khác nhau giữa DDP và CIF
DDP và CIF đều là hai điều khoản nằm trong các điều kiện Incoterms 2020, tuy nhiên mỗi điều kiện sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau.
- Đối với điều kiện DDP: Người bán sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa và chi phí cho đến khi hàng hóa được giao đến địa điểm nhận hàng mà người mua chỉ định.
- Đối với điều kiện CIF: Trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao cho người mua tại cảng xếp hàng. Nhưng người bán phải chịu mọi chi phí khi hàng hóa được giao an toàn tại cảng dỡ hàng.
Tuy nhiên, ở điều kiện DDP không đề cập đến trách nhiệm mua bảo hiểm nhưng trong điều kiện CIF thì người bán sẽ là người phải mua bảo hiểm. Vì thế, bạn cần phải lựa chọn cho mình điều khoản phù hợp để xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.
Những lưu ý khi sử dụng điều kiện giao hàng DDP trong Incoterms 2020
Ngoài việc hiểu được khái niệm DDP là gì trong xuất nhập khẩu thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi sử dụng điều kiện giao hàng DDP trong Incoterms 2020, đó là DDP cũng giống như các điều kiện giao hàng tại xưởng (EXW), giao tại bến (DAT), giao hàng cho người chuyên chở (FCA), giao hàng tại nơi đến (DAP), giao lên tàu (FOB), giao dọc mạn tàu (FAS) thì nơi được chỉ định sẽ là nơi giao hàng, đồng thời là nơi mà mọi rủi ro sẽ chuyển từ người bán sang người mua. Do đó, cần quy định nơi hoặc cảng giao hàng một cách chuẩn xác nhất trước khi thỏa thuận trong hợp đồng về điều kiện & điều khoản giao hàng.
Điều kiện Incoterms 2020 được lựa chọn để phát huy tác dụng khi các bên chỉ định một nơi hoặc một cảng và sẽ là tối ưu nếu các bên quy định chính xác nơi hoặc cảng đó, như vậy sẽ giảm thiểu và tránh xảy ra những tranh chấp giữa hai bên về địa điểm giao hàng cuối cùng.
DDP là một điều kiện giao hàng phổ biến trong thương mại quốc tế, mang lại nhiều lợi ích cho người mua nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho người bán. Để sử dụng hiệu quả điều kiện DDP, cả người bán và người mua cần hiểu rõ về các nghĩa vụ, quyền lợi và rủi ro liên quan.
Hy vọng với những thông tin được Vận chuyển Phước An chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DDP là gì trong xuất nhập khẩu và các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng DDP. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi – Phước An thông qua Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ, giải đáp rõ hơn bạn nhé!
—>>> Tham khảo thêm: D/O Là Phí Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Phí D/O Bạn Cần Biết
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024