Nếu bạn đã hoạt động trong lĩnh vực Logistics nhiều năm chắc hẳn đã từng nghe đến phí CIC. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều người chưa biết rõ được CIC là phí gì? Khi nào phát sinh phụ phí CIC? Và ai sẽ người trả phí CIC?. Trong bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề ở trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
CIC là phí gì?
CIC hay còn được viết tắt bởi cụm từ Container Imbalance Charge, hay còn được gọi là phí mất cân bằng container. Đây là một phụ phí xuất hiện thường xuyên trong vận tải hàng hóa đường biển. Được hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp khoản chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa container rỗng về nơi có nhu cầu sử dụng để đóng hàng.
Thực chất, phụ phí này được hình thành bởi việc mất cân bằng số lượng container rỗng. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia xuất nhập khẩu. Từng vào thời điểm và tình trạng số lượng container tại từng thời điểm mà phí CIC sẽ được áp dụng khác nhau. Và đương nhiên nếu số lượng container đã được cân bằng thì hãng tàu sẽ không tính phí CIC.
Ví dụ về phụ phí CIC
Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Trung Quốc về nhưng hàng Việt Nam lại xuất khẩu sang Trung Quốc không nhiều. Việc mất cân bằng giữa việc xuất và nhập khẩu hàng hóa dẫn đến vỏ container rỗng tại Việt Nam nhiều trong khi container đóng hàng bên Trung Quốc để chuyển về Việt Nam lại thiếu trầm trọng. Chính vì vấn đề này, hãng tàu cần vận chuyển vỏ container rỗng từ Việt Nam về Trung Quốc và thu thêm phụ phí của doanh nghiệp đã sử dụng xong chiếc vỏ container rỗng đó.
Phí CIC phát sinh khi nào?
Phí CIC phát sinh trong hai trường hợp chính:
Khi hãng tàu không có đủ container rỗng để tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp
Trong trường hợp này, hãng tàu sẽ phải vận chuyển container rỗng từ nơi khác đến cảng nhập khẩu để tiếp nhận hàng hóa của doanh nghiệp. Chi phí vận chuyển container rỗng này sẽ được tính vào cước vận tải và được thu từ doanh nghiệp xuất khẩu.
Khi container rỗng được trả về trễ hạn
Doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm trả lại container rỗng cho hãng tàu trong thời gian quy định trong hợp đồng vận tải biển. Nếu trong quá trình trả container bị trễ hạn, hãng tàu sẽ tính phí CIC để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi cần thiết.
Ai sẽ là người thu và chịu phí CIC
Trên thực tế, phí CIC sẽ được tính vào cước phí vận chuyển và tuỳ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng sẽ được thu từ người gửi hàng hoặc người nhận hàng. Phí CIC có thể phát sinh trước khi quá trình đóng hàng được diễn ra và trước khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu phí CIC phát sinh sau khi hàng hóa đã đến cảng nhập khẩu thì bên mua hoặc bên nhập khẩu sẽ là người chịu phí CIC. Vì khi đó container rỗng đã được trả về và hãng tàu sẽ thu thêm phí CIC với mục đích chuyển các container rỗng đến những nơi có nhu cầu sử dụng.
Điều kiện cộng phí CIC
- Phụ phí CIC phải do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán và phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
- Có số liệu khách quan, định lượng được và phù hợp với các chứng từ liên quan.
Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế
Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 5/6/2018.
Cách tính phí CIC có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của từng hãng tàu. Tuy nhiên, nhìn chung, CIC được dựa trên các yếu tố sau:
- Loại Container: Container lạnh, container khô, container đặc biệt sẽ có mức phí CIC khác nhau.
- Tuyến vận chuyển: Các tuyến vận chuyển có lượng container rỗng lớn thường có mức phí CIC cao hơn.
- Thời gian vận chuyển: Thời gian container rỗng nằm tại cảng càng lâu, thì mức phí CIC càng cao
- Chính sách của hãng tàu: Mỗi hàng tàu đều có một bảng phí CIC riêng, có thể thay đổi tùy theo thời điểm và thị trường
Những thắc mắc cần được giải đáp về các vấn đề liên quan đến phụ phí CIC, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789.377.386 để được nhân viên tư vấn của Phước An tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Tình hình hiện tại khi các hãng tàu thu phí CIC
Việc thu phí CIC đang là vấn đề nóng hổi trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay, gây ra nhiều tranh cãi và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin về tình hình hiện tại khi các hãng tàu thu phí CIC:
- Mức phí đã tăng cao đáng kể so với trước đây, gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Việc thiếu hụt container rỗng tại các cảng nhập khẩu ngày càng phổ biến dẫn đến tần suất thu phí cũng ngày càng cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Việc thu phí CIC khiến cho chi phí xuất khẩu tăng cao, dẫn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đàm phán giảm giá phí, hoặc tăng giá sản phẩm để bù đắp vào phí.
Tình hình thu phí CIC vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong ngành xuất nhập khẩu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các hãng tàu và doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan.
Tác động của CIC đến hoạt động xuất nhập khẩu
CIC có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:
- Tăng chi phí vận chuyển: CICI làm tăng một khoản chi phí mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải gánh chịu.
- Ảnh hưởng đến quy hoạch logistics: Doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng để giảm thiểu lượng container rỗng và giảm thiểu chi phí CIC.
- Ảnh hưởng đến cạnh tranh: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh do chi phí vận chuyển tăng cao.
Các biện pháp giảm thiểu phí CIC
Để giảm thiểu các tác động của CIC, các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Lên kế hoạch vận chuyển, tránh thời điểm cao điểm: Doanh nghiệp nên có kế hoạch vận chuyển trước để tránh thời điểm cao điểm.
- Lựa chọn hãng tàu và tuyến vận chuyển phù hợp: So sánh bảng phí CIC của các hãng tàu và lựa chọn tuyến vận chuyển có mức phí cạnh tranh
- Đàm phán với hãng tàu: Doanh nghiệp có thể đàm phán với hãng tàu về hưởng mức phí CIC ưu đãi, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn.
- Tối ưu hao quá trình vận chuyển: Giảm thiểu thời gian lưu trú của Container tại cảng, tăng cường sử dụng container đi về.
- Sử dụng container do người gửi hàng sở hữu: Nếu có thể, thì doanh nghiệp có thể sử dụng container của người gửi hàng.
CIC là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm. Hiểu rõ về phí CIC sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp để tối ưu chi phí vận chuyển và nâng cao tính cạnh tran.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi. Hy vọng với những thông tin được Vận chuyển Phước An chia sẻ đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CIC là phí gì, cách tính phí CIC và những thông tin liên quan về phụ phí này.
—>>> Tham khảo thêm: D/O là phí gì?
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024