Sea Freight hay còn được hiểu là Vận Tải Đường Biển, đây là một trong những thuật ngữ rất quan trọng trong lĩnh vực logistics hiện nay. Cùng Chúng tôi – Vận Chuyển Phước An tìm hiểu chi tiết Sea Freight là gì? qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Sea Freight là gì?
Sea Freight viết tắt S/F được hiểu là một hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuỳ vào từng loại hàng hoá cũng như tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển có thể là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo dỡ hàng hoá như xe cần cẩu…Cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm: các cảng biển, các cảng trung chuyển,…
Phương thức vận tải đường biển phù hợp với các khu vực, quốc gia có đường biển liền kề, kéo dài và có nhiều bến cảng thuận tiện cho việc vận chuyển, trung chuyển hàng hoá, Thường được áp dung với các mặt hàng xuất nhập khẩu với số lượng vận chuyển lớn hoặc các mặt hàng quá khổ, quá tải, hàng cồng kềnh.
Đặc điểm của Sea Freight là gì?
Có 2 vấn đề cần chú ý khi sử dụng Sea Freight – Vận Tải Đường Biển, chính là: Phương thức vận chuyển, khối lượng hàng hoá.
Phương thức vận chuyển
Có ba phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển có thể kể đến:
- Vận chuyển bằng container
- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh
- Vận chuyển bằng sà lan đối.
Mỗi phương thức vận chuyển sẽ phù hợp với những kiện hàng có đặc điểm, khối lượng và kích thước khác nhau. Ngoài ra, có thể kết hợp hai hoặc nhiều hình thức vận chuyển với nhau để thuận tiện cho quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Vận chuyển đường biển có thể kết hợp với đường bộ, đường sắt, đường hàng không tuỳ theo hoàn cảnh mỗi đơn hàng.
Riêng hình thức vận chuyển bằng container được chia thành: Vận chuyển nguyên Container (FCL) và vận chuyển hàng nhỏ lẻ ghép Container (LCL)
- Vận chuyển nguyên Container: tức là tất cả các mặt hàng có trong container đều được vận chuyển lên tàu và có chung một chủ hàng, đồng nhất về các mặt hàng. Đây là phương án tốt nhất cho cả về mặt thời gian lẫn kinh tế, chủ hàng sẽ nhận “Master Bill Of Lading” (Vận đơn đường biển) từ hãng tàu hoặc vận đơn “House Bill of Lading” bên công ty giao nhận.
- Vận chuyển hàng nhỏ lẻ ghép Container (LCL): đây là một phương thức vận chuyển phù hợp với những chủ hàng khi gửi kiện hàng nhỏ, lẻ. Thông thường, các các công ty Logistics sẽ cung cấp dịch vụ gom hàng nhỏ lẻ, giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong vận chuyển hàng hoá.
Khối lượng hàng hoá
Khi lựa chọn hình thức vận chuyển đường biển, bạn phải xác định được khối lượng và thể tích của loại hàng hoá mà mình cần vận chuyển. Khối lượng và thể tích ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng hoá và phương thức vận chuyển. Thông thường cước vận chuyển hàng hoá sẽ được tính theo giá trị nào cao hơn.
Những mặt hàng nên sử dụng vận tải đường biển
Có rất nhiều loại hàng hoá có thể sử dụng phương thức vận tải đường biển, ngoài những loại hàng hoá nằm trong danh sách bị cấm vận chuyển bằng đường biển. Mỗi loại hàng hoá sẽ được chia thành những nhóm khác nhau và có những phương án vận chuyển khác nhau, và thông thường hàng hoá. được chia làm các nhóm như:
- Hàng hoá dẽ bị tác động của môi trường như: thuốc lá, gia vị, chè,..
- Các loại hàng hoá nguy hiểm như hoá chất, dung dịch,..
- Các loại hàng hoá dễ bay bụi: các loại bột,..
- Các loại hàng hoá dễ vỡ
- Hàng hoá không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
Bên cạnh đó, còn chia hàng hoá theo hình thức vận chuyển:
- Vận chuyển bằng Container với hàng bách hoá là chủ yếu
- Vận chuyển bằng xà lan đối với khoáng sản, đá, cát,..
- Vận chuyển bằng Container lạnh đối với các mặt hàng cần được bảo quản ở những nhiệt độ nhất định.
Mỗi nhóm hàng hoá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, bạn có thể lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với hàng hoá của mình để tối ưu được chi phí và thời gian nhất.
Các loại phí trong vận tải đường biển
Khi sử dụng phương thức vận tải đường biển, bạn sẽ tốn rất nhiều khoản chi phí khác nhau để hàng hoá của mình được vận chuyển đến nơi. Một số chi phí có thể kể đến như:
- O/F (Ocean Freight): Cước đường biển: được tính từ cảng này sang cảng khác
- THC (Terminal Handing Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng
- CFS (Container Freigth Station fee): chi phí được hải quan thu cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ cảng và kho CFS (Tham khảo thêm về: Phí CFS là gì?)
- Phí CIC (Container Imbalance Charge): Chi phí mất cân đối vở Container
- Phí chứng từ: chi phí cho hàng tàu làm thủ tục và vận đơn cho lô hàng.
- Phí Handling: phụ phí mà chủ hàng cần phải đóng cho các hãng tàu.
- Phí EBS (Emergancy Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu cho các tuyến đường giao nhận đi các nước châu Á
- Ngoài ra, còn các phụ phí như: PCS, PSS,..
Quy trình vận chuyển đường biển
Quy trình vận chuyển một lô hàng bằng được biển được thực hiện như sau:
Bước 1: Liên hệ các đơn vị có cung cấp dịch vụ vận tải đường biển để được tư vấn.
Bước 2: Cung cấp các thông tin về sản phẩm, số lượng, khối lượng, kích thước hàng hoá để nhận báo giá
Bước 3: Khai báo hải quan xuất khẩu
Sau khi thoả thuận được giá cả, tiến hành khai báo hải quan và thực hiên thủ tục hải quan xuất khấu. Chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin, giấy tờ cần thiết, giấy phép lưu hàng theo đúng quy định của hải quan.
Bước 4: Phát hành Bill Of Lading
Hàng hoá sau khi được người vận tải đưa lên tàu và rời cảng, thì người xuất khẩu cung cấp thông tin để làm vận đơn SI. Thông tin này sẽ được gửi cho hãng tàu để phát hành Bill Of Lading cho người xuất khẩu khi tàu chạy.
—>>> Tham khảo thêm: Bill Of Lading là gì?
Bước 5: Gửi chứng từ
Người xuất khẩu sẽ phải gửi các chứng từ như:
- Hợp đồng thương mại
- Hoá đơn thương mại (Tham khảo thêm về: Hóa đơn thương mại là gì?)
- Packing List (Tìm hiểu thêm về: Packing List là gì?)
- Vận đơn (Tìm hiểu thêm về: Vận đơn là gì?)
- CO/CQ (Tìm hiểu thêm về: CO – CQ là gì?)
Gửi trực tiếp cho người nhập khẩu hoặc gửi qua ngân hàng nếu thanh toán bằng L/C
Bước 6: Nhận chứng từ
Bước 7: Thông báo hàng đến
Bước 8: Nhận lệnh giao hàng
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu
Bước 10: Dỡ hàng và vận chuyển đến địa điểm được chỉ định giao hàng trước đó (Nếu sử dụng hình thức theo Incoterm 2020 nhóm D)
Cách tính cước vận tải đường biển
Theo nguyên tắc, cước phí vận tải đường biển sẽ được áp theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng, giá nào cao hơn sẽ lấy giá đó. Và giá cước vận chuyển đường biển không giống nhau. Thể tích được tính theo đơn vị CBM và trọng lượng sẽ được tính theo KG.
Toàn bộ thông tin được chia sẻ ở bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Vận tải đường biển/Sea Freight. Ngoài ra, Vận chuyển Phước An chúng tôi còn cung cấp các thông tin về Logistics, bạn có thể tham khảo thêm tại Website của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website để được tư vấn và giải đáp.
Tham khảo thêm các dịch vụ HOT của chúng tôi tại:
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024