
Bill of lading là một trong những chứng từ hết sức quan trọng trong quá trình vận chuyển đường biển. Vậy Bill of lading là gì? Vai trò và phân loại Bill of lading như thế nào? Hãy cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này thông qua bài viết sau đây
Bill of lading – B/L là gì?
Bill of lading còn được viết tắt là B/L, hay còn được gọi là vận đơn đường biển.
B/L là một chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người vận chuyển hoặc do đại diện của họ lập, ký vào giao cho người giao hàng hoặc chủ hàng nhằm xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích theo hợp đồng giữa người mua và người bán đã được lập ra trước đó.
Ngoài ra, Bill of lading còn được yêu cầu hoạt động như một biên nhận hay như một hợp đồng vận chuyển.
Vai trò của Bill of lading trong xuất nhập khẩu
Bill of lading có vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là một chứng từ không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hoá. B/L dùng để làm căn cứ khai hải quan và thủ tục cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Nó còn được đính kèm với hoá đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua hoặc gửi cho ngân hàng để làm thanh toán. Ngoài ra, B/L được xem là tài liệu làm căn cứ xác định số lượng hàng hoá mà người bán gửi cho người mua.
Một số vai trò của Bill of lading có thể được kể đến như sau:
- Dùng để xác định quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển và chủ hàng, giữa người vận chuyển với người nhận hàng.
- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa hai bên, nêu rõ nội dung và điều khoản thoả thuận của hai bên.
- Chủ hàng hoặc người nhận hàng phải xuất trình Bill of lading thì người vận chuyển mới giao hàng và B/L đóng vai trò rất quan trọng trong bộ chứng từ giao dịch ngoại thương.
- B/L là một chứng từ quan trọng nhằm xác định quyền sở hữu hàng hoá được ghi trên B/L.
Phân loại Bill of lading
Dựa vào những đặc điểm riêng, Bill of lading sẽ đươc chia thành nhiều loại khác nhau:
Dựa vào tình trạng bốc dở hàng hoá
- Shipped on board B/L (Vận đơn đã bốc hàng lên tàu): được phát hành khi hàng hoá đã được bốc qua lan can tàu hoặc nằm trong khoang tàu.
- Received for shipment B/L (Vận đơn nhận hàng để chở): được phát hành khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích
Dựa vào phê chú trên Bill of lading
- Unclean B/L hay Dirty B/L (Vận đơn không hoàn hảo): ghi chú những thiệt hại của hàng hoá đã có sẵn trước khi vận chuyển như: bao bì bị rách, hàng bị ẩm, có mùi hôi,…
- Clean B/L (Vận đơn hoàn hảo): hàng hoá đang ở tình trạng tốt trước khi vận chuyển.
Dựa vào tính pháp lý
- Original B/L (Vận đơn gốc): Là vận đơn được ký bằng tay, có thể dùng để giao dịch hoặc chuyển nhượng
- Copy B/L (Vận đơn bảo sao): Bản sao của vận đơn gốc, thường có dấu copy và không giao dịch được, không có chữ ký bằng tay.
Dựa vào tính sở hữu
- Straight B/L: thể hiện địa chỉ và tên người nhận hàng và người chuyên chở. Hàng hoá chỉ được giao cho người có tên trên vận đơn.
- To order B/L: mặt sau của tờ vận đơn có chữ ký hậu
- To bearer B/L: trên vận đơn không ghi tên của bất cứ người nào kể có người nhận hàng, bất kỳ ai có tờ vận đơn này đều có thể nhận hàng.
Dựa vào hình trình chuyên chở
- Direct B/L (Vận đơn đi thẳng): Hàng hoá được chuyển thẳng đi từ cảng đi đến cảng đích mà không phải chuyển tải
- Through B/L (Vận đơn chở suốt): Hàng hoá được vận chuyển từ cảng đi đến cảng đích phải đi qua một con tàu trung gian khác.
- Intermodal B/L or Combined B/L (Vận đơn đa phương thức): được áp dụng cho hình thức “door to door”, hàng hoá sẽ được vận chuyển bằng nhiều tàu hoặc nhiều phương thức khác nhau.
Nội dung của Bill of lading
Trên tờ vận đơn sẽ có những nội dung như sau:
- B/L No. : Số vận đơn
- Tên và logo hãng tàu
- No. of Originals: Số lượng bản gốc
- Shipper: Người gửi hàng
- Consignee: Người nhận hàng (Tìm hiểu chi tiết về: Consignee là gì?)
- Notify Party: Người thông báo
- Vessel & Voyage No.: Tên tàu và số chuyến
- Port of Loading & Port of Discharge: Cảng xếp và cảng dỡ
- Container No.& Seal No.: Số container & số kẹp chì
- Descripton of Packages and Goods: Mô tả bao kiện, hàng hoá
- Gross Weight: Trọng lượng
- Volume: Sản lượng
- Measurement: Thể tích
- Freight and Charges: Cước và phí
- Place and Date of Issue: Ngày và địa điểm phát hành B/L
Mặt sau của tờ vận đơn sẽ bao gồm quy định chi tiết những điều khoản do hãng tàu vận chuyển chuẩn bị và in sẵn, chủ hàng chỉ có thể chấp nhập mà không thể thay đổi.
Quy trình phát hành Bill of lading
Quy trình phát hành Bill of lading thông thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Người gửi hàng giao hàng cho người chuyên chở
- Bước 2: Người vận tải phát hành vận đơn cho chủ hàng hoặc nhà xuất khẩu
- Bước 3: Chủ hàng hoặc nhà xuất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ cho người nhận hàng
- Bước 4: Người nhận hàng xuất trình vận đơn cho đại lý của người vận tải tại cảng đến để nhận hàng
- Bước 5: Đại lý của người vận tải ở cảng đến giao hàng cho người nhận hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Bill of lading và những thông tin liên quan đến B/L, hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ những kiến thức về lĩnh vực Logistics tại Website của Vận chuyển Phước An. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
—>>> Tìm hiểu thêm: Telex Release Bill Là Gì Trong Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu?