Bạn đang kinh doanh xuất nhập khẩu và băn khoăn không biết EBS là gì? Phí này có ảnh hưởng như thế nào đến chi phí vận chuyển hàng hóa của bạn? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi vấn đề liên quan đến EBS. Vậy thì EBS là phí gì? Tại sao lại có phí EBS và phí EBS có được tính trong Local Charges không? Hãy cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu về phụ phí EBS thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
EBS là phí gì?
EBS là một trong những loại phí được viết tắt của cụm từ Emergency Bunker Surcharge. EBS được hiểu đơn giản là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu được sử dụng cho những tuyến hàng đi Châu Á.
Mục đích chính của việc sử dụng loại phí này là nhằm bù đắp chi phí “hao hụt” cho các hãng tàu bởi biến động của thị trường xăng dầu, nhiên liệu trên thế giới. Đối với những tuyến hàng đi Châu Âu thì phí này sẽ được đổi thành ENS, viết đầy đủ là Entry Summary Declaration.
Nguồn gốc về sự ra đời của phụ phí EBS
Vào những năm 1970, khi giá nhiên liệu tăng vọt với biên độ cực lớn đã tạo nên “cú sốc giá dầu lửa” (oil price shocks). Việc giá dầu tăng cao đột biến đã tác động và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vận tải của các hãng tàu. Do đó, để duy trì được các tàu container tốc độ cao để đảm bảo hoạt động vận tải diễn ra nhanh chóng thì các hãng tàu phải chi trả chi phí nhiên liệu như phí EBS rất lớn.
Phụ Phí xăng dầu EBS bên nào chịu
Hiện nay, vấn đề được nhiều người quan tâm đó là ai là người sẽ trả phụ phí nhiên liệu EBS? Câu hỏi đang gặp phải nhiều tranh cãi hiện nay là phí EBS sẽ do người nhận hàng (Shipper) hay do người mua hàng (Consignee) thanh toán?
—>>> Tham khảo thêm: Phiếu EIR Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về Phiếu EIR
Ví dụ thực tế dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hình dung hơn về vấn đề này:
Một công ty tại Việt Nam nhập khẩu lô làng quần áo với giá FOB từ một nhà cung cấp tại Trung Quốc và đơn hàng này có phát sinh thêm phụ phí EBS. Cần lưu ý rằng giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng hóa ra cảng biển, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu.
Công ty Việt Nam và nhà cung cấp Trung Quốc đang xảy ra tranh cãi về việc bên nào sẽ là bên phải trả loại phí phát sinh này. Mỗi bên đều có lập luận riêng của mình, cụ thể như sau:
- Công ty tại Việt Nam cho rằng vì phụ phí này phát sinh ở Trung Quốc vậy nên nhà cung cấp Trung Quốc sẽ phải trả.
- Tuy nhiên nhà cung cấp Trung Quốc lại cho rằng giá họ bán lô hàng quần áo là giá FOB không phải là bên mua nước tàu và EBS là phụ phí nhiên liệu nên họ không chấp nhận trả phí.
Cả hai bên đều đưa ra lý do hợp lý cho mình vậy cuối cùng bên nào sẽ chịu trách nhiệm trả phí? Trường hợp này cần làm rõ 2 vấn đề là hàng được nhập từ quốc gia nào và nhập theo điều kiện gì? Trong ví dụ này quốc gia nhập là Việt Nam và được xuất từ Trung Quốc, điều kiện nhập là FOB và người mua sẽ phải trả phí EBS.
Từ ví dụ này, có thể rút ra một kinh nghiệm thực tế đó là khi làm hợp đồng mua bán các bên, bạn cần tham khảo cước phí các khoản phí phát sinh. Bên cạnh đó cần có các thỏa thuận, quy định rõ ràng trong hợp động về nội dung bên nào phải chịu các khoản phí để tránh xảy ra tranh cãi. Nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể thì phụ phí nhiên liệu EBS sẽ do hãng tàu quy định.
Cách tính phụ phí EBS chuẩn nhất
Giá phí EBS sẽ không có cách tính cố định hoặc một mức giá cố định. Tùy theo từng hãng tàu khác nhau sẽ có một cách áp dụng phụ phí khác nhau. Mức phí này sẽ thay đổi tùy theo tình hình thực tế của thị trường và quy định của hãng tàu.
Phí EBS thường được tính dựa trên một số yếu tố như sau:
- Tuyến đường: Các tuyến đường khác nhau sẽ có một mức phí EBS khác nhau.
- Loại Container: Container đông lạnh, Container đặc biệt sẽ có mức phí cao hơn so với các loại container thông thường.
- Trọng lượng và khối lượng Container: trọng lượng và khối lượng càng lớn thì phí EBS càng cao.
- Biến động giá thị trường: Nếu giá nhiêu liệu trên thị trường có xu hướng giảm, thì các hãng tàu cũng sẽ cân nhắc việc giảm bớt phụ phí này
Vì vậy, để biết rõ hơn về phí EBS chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với hãng tàu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ logistics để được tư vấn và báo giá chính xác.
Tại sao nên sử dụng phụ phí EBS – Nhiên Liệu
Vì các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức vận chuyển chở những kiện hàng hóa lớn, và container bằng đường biển. Những chiếc tàu chuyên dụng này cần phải có kích thước to lớn và đảm bảo được tốc độ di chuyển để đến nơi đúng thời điểm. Để đáp ứng được điều đó, những hãng tàu này cần phải tiêu một lượng lớn nhiên liệu để việc vận hành diễn ra suôn sẻ.
Khi giá nhiên liệu tăng cao đột ngột sẽ khiến các hãng tàu gặp khó khăn trong việc điều chỉnh mức giá cước phù hợp. Điều này dẫn đến hãng tàu phải chịu chi phí nhiên liệu lớn hơn rất nhiều để mà vận hành dòng chảy vận chuyển.
Vì vậy, phụ phí nhiên liệu EBS được coi là biện pháp bù đắp cho những rủi ro biến động giá nhiên liệu, nhằm ứng phó với sự biến động giá nhiên liệu và cũng giúp các hãng tàu giảm bớt được gánh nặng về tài chính.
Phí EBS có gì khác so với các loại phí khác?
So với các loại phí như phí THC, phí CFS thì EBS khác ở chỗ:
Tính chất
EBS là một loại phụ phí phát sinh do biến động thị trường nguyên liệu, còn về phí THC và CFS là các loại phí cố định.
Mục đích
EBS nhằm bù đắp vào các khoảng chi phí nhiên liệu, trong khi phí THC và phí CFS là khoảng chi phí cho các hoạt động dịch vụ tại cảng biển, thủ tục hải quan…
Những điều cần lưu ý khi thanh toán phí EBS
- Kiểm tra cước vận chuyển: Khi ký kết hợp đồng vận chuyển, hãy kiểm tra kỹ các khoản phí, trong đó có phí EBS.
- Theo dõi biến động giá dầu: Để chủ động hơn trong việc quản lý chi phí, bạn nên theo dõi sát sao biến động giá dầu.
- Tìm hiểu các chính sách của hãng tàu: Mỗi hãng tàu có những chính sách về phí EBS khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.
EBS là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa. Việc hiểu rõ về EBS sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt giúp tiết kiệm chi phí và phát triển.
Hy vọng với những thông tin được Vận chuyển Phước An chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa EBS là phí gì và những thông tin liên quan đến loại phí này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu nào khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi – Vận Chuyển Phước An để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất bạn nhé!
—->>>> Tham khảo thêm: CIC là phí gì?
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024