LCL hay còn gọi là hàng lẻ/ hàng ghép. Có thể hiểu rằng, LCL là những lô hàng có số lượng không đủ lớn để chất đầy nguyên container mà phải phép với hàng của nhiều chủ hàng khác để vận chuyển đến cùng một đích đến. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về LCL là gì?. Chúng tôi – Vận Chuyển Phước An sẽ giải đáp vấn đề này qua nội dung bài viết sau đay nhé!
LCL là gì?
LCL hay Less than Container Load, có nghĩa là hàng lẻ/hàng ghép. Tức là hàng hoá cần được vận chuyển có số lượng không đủ để chất đầy nguyên container mà cần phải ghép hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau để vận chuyển hàng đến cùng một đích đến. Việc này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
Ví dụ:
Bạn đang có một lô hàng là hàng mỹ phẩm và bạn muốn nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc. Tuy nhiên số lượng hàng của bạn không đủ để thuê nguyên một container 20 feet. Lúc này, bạn sẽ chỉ có thể lựa chọn hình thức vận chuyển LCL, ghép hàng với nhiều chủ hàng khác nhau có cùng điểm đến là Việt Nam để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Hoạt động gom/ghép các hàng lẻ (LCL Shipments) là việc làm thường xuyên trong quá trình làm hàng LCL. Các khái niệm quan trọng liên quan đến các hoạt động này bao gồm Consolidation, Consolidator. Theo đó:
– Consolidation là hoạt động gom/ghép các lô LCL lẻ lại với nhau để đi dùng 1 container khi xuất/ nhập (Tìm hiểu thêm: Gom Hàng Là Gì? Buyer Consolidation Là Gì?)
– Consolidator là người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động gom/ ghép hàng.
Đặc điểm của LCL là gì?
Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL thì bạn cần chú ý những đặc điểm sau:
Chủ hàng sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng lẻ đến địa điểm dỡ hàng vào container (Thông thường là một kho khai thác hàng lẻ CFS)
Ngoài ra, chủ hàng cần cung cấp các giấy tờ chứng từ cần thiết để làm thủ tục và nhận vận đơn HBL do đơn vị/công ty giao nhận phát hành
—>>> Tham khảo thêm: HBL là gì?
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ là dịch vụ kết hợp giữa hai hình thức LCL và FCL, đó có thể là:
- Gửi lẻ và giao nguyên container (LCL/FCL)
- Gửi nguyên container và giao lẻ (FCL/LCL)
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng hình thức LCL
Ưu điểm
- Linh hoạt hơn về số lượng hàng hóa: Bạn có thể gửi số lượng hàng hóa tối thiểu mà không cần phải thuê nguyên một container
- Chi phí thấp: chi phí vận chuyển theo hình thức LCL thường thấp hơn so với FCL, đặc biệt với các lô hàng hóa nhỏ, lẻ.
Nhược điểm
- Thời gian vận chuyển lâu hơn: Do quá trình gom hàng và xếp hàng có thể kéo dài thời gian vận chuyển.
- Rủi ro hàng hóa cao: Vì hàng hóa sẽ được xếp chung với các hàng khác, nên có thể bị hư hỏng hoặc thất lạc trong quá trình xếp dỡ.
- Thủ tục hải quan phức tạp: Thủ tục hải quan cho hàng LCL thường phức tạp hơn so với hàng FCL
Hình thức vận chuyển hàng LCL
Có 2 hình thức chính vận chuyển hàng LCL quen thuộc:
- Direct (hình thức vận chuyển trực tiếp): Hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ cảng A đến cảng B theo yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương mà không cần tháo dỡ, chuyển tải ở các cảng.
- Via (hình thức trung chuyển): Khi chuyển hàng hóa từ cảng A sang cảng B có thể sẽ cần qua cảng C trung chuyển, để đóng dỡ chuyển cont trước khi được chuyển sang cảng đích B cuối cùng.
Địa điểm tập kết hàng LCL ở đâu?
Để việc tổng hợp, xử lý đóng/ghép hàng hóa thì các lô hàng LCL sẽ được vận chuyển đến trạm đóng hàng lẻ (Kho CFS) hoặc các nhà ga hàng hóa/ kho hàng không kéo dài.
Các địa điểm tập trung này đều được giám sát và quản lý bởi cơ quan hải quan nên bảo đảm các hoạt động công tác xuất nhập khẩu được thực hiện đúng quy định và hỗ trợ xử lý nhanh các thủ tục hải quan thông luồng nhanh chóng.
Trách nhiệm của các bên liên quan đối với hàng LCL là gì?
Đối với người gửi hàng LCL
- Đóng hàng và tiến hành mang hàng đến gửi tại kho CFS của Consolidator
- Hoàn tất thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Cung cấp đầy đủ các thông tin về lô hàng để người gom hàng lên vận đơn và xác nhận.
Đối với người gom hàng LCL
- Có trách nhiệm làm việc trực tiếp với người gửi hàng trong suốt thời gian vận chuyển.
- Cung cấp đầy đủ vận đơn cho khách hàng
- Thực hiện kê khai manifest lên hệ thống.
- Thông báo cho khách hàng khi hàng đến nơi.
—>>> THam khảo thêm: Cargo Manifest Là Gì? Chi Tiết Về Cargo Manifest Trong XNK
Đối với người vận chuyển hàng LCL
- Phải đảm bảo hàng luôn được an toàn.
- Khi hàng đến địa điểm giao hàng làm D/O (Lệnh Giao Hàng) và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
—>> Tham khảo thêm: CY Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa CY Và CFS
Đối với người nhận hàng LCL
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh.
- Vận chuyển hàng hoá về kho và thực hiện rút hàng.
- Hoàn tất các phí local charges, D/O (Lệnh Giao Hàng), phí handling charges
Chi phí vận chuyển của LCL phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chi phí vận chuyển LCL phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cước vận chuyển: Tùy thuộc vào tuyến đường, loại container và trọng lượng hàng hóa.
- Chi phí phát sinh: Có thể có các phí phụ thu như phí xếp dỡ, phí bảo hiểm, phí lưu kho,…
- Thuế và phí hải quan: Vì là hàng ghép, nên đôi khi có một số hàng có thủ tục và thuế phức tạp hơn nên đôi khi chi phí sẽ thay đổi.
- Bảo hiểm hàng hóa: Chi phí bảo hiểm hàng hóa tùy thuộc vào giá trị hàng hóa và mức độ rủi ro.
Cách Phân biệt hàng LCL và hàng FCL
Cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt cũng như tìm hiểu các điểm khác nhau giữa hàng LCL và hàng FCL nhé!
FCL | LCL | |
Tên: | FCL – Full Container Load | LCL – Less than Container Load |
Chi phí: | Thường thì tổng chi phí khi đặt một container FCL sẽ rất cao, vì khối lượng tuyệt đối. Thế nhưng, khi xét về chi phí thứ nguyên, thì FCL sẽ rẻ hơn so với LCL | Nếu hàng hóa nhỏ, thì việc lựa chọn LCL sẽ rất hợp lý. Nếu như cùng một loại hàng hóa, chi phí phân nhỏ lô hàng, tất nhiên mỗi lô hàng sẽ có mỗi chi phí khác nhau nếu như gôm tất cả lại thì chi phí sẽ rất cao và chi phí hàng lẻ sẽ lớn hơn |
Kích thước: | Kích thước hàng hóa của FCL thường rất lớn và cồng kềnh và rất nặng | Còn đối với LCL là loại hàng lẻ cho nên nó sẽ rất nhẹ và rất dễ dàng di chuyển. |
Tỷ giá | Đối với tỷ giá thì FCL sẽ rất dễ bị biến động | Còn đối với tỷ giá của LCL thì nó sẽ rất ít biến động và có độ ổn định tốt hơn. |
Điều kiện vận chuyển: | Để vận chuyển được hàng FCL thì tất nhiên khách hàng phải thuê được nguyên container. | Còn đối với hàng LCL thì không cần phải thuê nguyên Contariner, chỉ cần thuê một phần của nó và cần phải đặt trước. |
Chủ hàng: | 1 chủ sở hữu | Nhiều chủ sở hữu khác nhau |
Thơi gian giao hàng: | Thời gian giao hàng của FCL sẽ nhanh hơn so với LCL. Khả năng vận chậm trễ ít hơn, không cần phân loại, tách từng loại hàng hóa hay đóng gói. | Thời gian giao hàng LCL sẽ chậm hơn so với FCL bởi vì phải giao cho nhiều chủ, phải phân tách từng loại hàng. Tốn thời gian sắp xếp và dỡ hàng. |
—->>> Tham khảo thêm: FCL Là Gì? Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu hàng FCL
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hàng LCL là gì và những thông tin quan trọng về hàng LCL. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc xử lý hàng LCL hay tư vấn về việc đóng/ghép, vận chuyển hàng đi Campuchia.
—>>> Tham khảo thêm: Gửi Hàng Chành Xe Là Gì? Cách Gửi Hàng Chành Xe
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024