FCL là một hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển. Nếu như bạn là một người làm việc trong lĩnh vực Logistics lâu năm, chắc hẳn không còn xa lạ với hình thức này. Tuy nhiên, đối với những người đang tìm hiểu về lĩnh vực Logistics thì đây là một thuật ngữ khá là mới. Vậy FCL là gì? Ưu điểm của hình thức gửi hàng FCL là gì? Và trách nhiệm của các bên khi gửi hàng FCL như thế nào? Hãy cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
FCL là gì?
FCL viết đầy đủ là Full Container Load hay còn gọi là hàng nguyên container. Đây là hình thức mà các chủ hàng có số lượng hàng hóa đủ đóng 1 hoặc nhiều container. Nói một cách đơn giản chính là, khi bạn thuê một container nguyên chiếc để vận chuyển hàng hóa của mình, đó là dịch vụ FCL.
Ví dụ: Một công ty sản xuất điện thoại tại Việt Nam muốn xuất khẩu 1000 chiếc điện thoại sang Mỹ. Họ sẽ đặt một container 20 feet để chứa toàn bộ lô hàng này.
Để hiểu rõ hơn về FCL, chúng ta có thể so sánh nó với một hình thức vận chuyển container khác, đó là LCL (Less than Container).
FCL | LCL | |
Số lượng hàng hóa | Nguyên Container | Hàng lẻ, một phần Container |
Chi phí | Thường thấp hơn khi vận chuyển số lượng lớn | Cao hơn so với FCL nhưng linh hoạt hơn về số lượng |
Thời gian vận chuyển | Có thể dự đoán chính xác hơn | Có thể bị thay đổi do việc ghép hàng |
Quy trình | Đơn giản hơn | Phức tạp hơn |
Ưu điểm và nhược điểm của hàng FCL là gì?
Với hàng FCL hay LCL đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy FCL có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Ưu điểm của FCL
- Chi phí hiệu quả: Khi vận chuyển với số lượng lớn, FCL có chi phí thấp hơn so với LCL.
- Giảm thiểu nguy cơ hư hỏng, mất hàng hóa: Hàng hóa an toàn: hàng hóa của bạn sẽ được an toàn hơn trong một container kín, nhờ đó sẽ giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển
- Quản lý hàng hóa dễ dàng: Người gửi hàng có quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa từ đầu đến cuối quá trình vận chuyển.
- Tiết kiệm thời gian vận chuyển: Việc container chỉ chứa hàng của một khách duy nhất, sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc phân chia thời gian nhận hàng của LCL
Nhược điểm của FCL
- Hạn chế đối với các lô hàng số lượng ít: FCL thường không phù hợp để vận chuyển các lô hàng hóa nhỏ hoặc có số lượng ít.
- Thời gian vận chuyển: mặc dù thời gian vận chuyển nhanh hơn so với LCL, nhưng thời gian vận chuyển FCL vẫn có thể dài, đặc biệt là đối với các tuyến đường dài.
- Chi phí phát sinh cao: FCL đòi hỏi chi phí phát sinh cao hơn so với LCL. Người gửi phải trả thêm các khoản phí khác như phí xếp dỡ, phí lưu kho,… Không những thế, người gửi phải trả tiền thuê cả container kể cả khi hàng hóa không được lấp đầy.
Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL?
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu của từng loại hàng hóa là khác nhau. Thông thường, quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL được diễn ra như sau:
- Bước 1: Đàm phán, ký hợp đồng, nhận thông tin lô hàng
- Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra nguồn hàng để xuất khẩu
- Bước 3: Thuê tài, đặt chỗ với hãng vận tải, kéo vỏ container rỗng về kho để đóng hàng
- Bước 4: Khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Bước 5: Hàng tất các giấy tờ cần thiết xuất khẩu (Bảo hiểm, C/O, C/Q,..)
- Bước 6: Gửi chứng từ cho nhà xuất khẩu
Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng FCL (Hàng nguyên container)
Trách nhiệm về việc bốc dỡ, giao nhận và các chi phí các được chia như sau:
Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)
- Thuê và vận chuyển container rỗng về nơi chứa hàng để đóng hàng
- Đánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở
- Đóng hàng vào container
- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất nhập khẩu
- Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi, nhận vận đơn do người chuyên chở cấp. Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier)
- Sau khi nhận container có chứa hàng hóa. Phát hàng vận đơn cho người gửi hàng
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa đã được chất xếp trong container từ khi nhận container từ cảng đi cho tới cảng đến
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích
- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container
- Chịu mọi rủi ro và chi phí cho các hoạt động trên.
Trách nhiệm của người nhận chở hàng
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
- Xuất trình vận đơn ( Bill of Lading) hợp lệ cho người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container
- Vận chuyển hàng container về kho bãi của mình, rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở
- Chịu mọi trách nhiệm và chi phí liên quan
Ứng dụng của FCL trong hoạt động logistics
FCL thường được sử dụng rộng rãi để vận chuyển nhiều ngành hàng công nghiệp như:
- Sản xuất: Vận chuyển các nguyên vật liệu, các sản phẩm thành phẩm…
- Bán lẻ: Vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến các cửa hàng bán lẻ
- Thương mại điện tử: Vận chuyển hàng hóa từ kho đến tay khách hàng
- Ô tô: Vận chuyển xe hơi, phụ tùng và linh kiện.
FCL là một hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container phổ biến và hiệu quả. Nếu như bạn có một lượng lớn hàng hóa cần vận chuyển thì FCL là một lựa chọn cân nhắc. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển thì bạn nên tham khảo nhiều ý kiến từ các chuyên gia để đưa ra hình thức phù hợp nhất.
Trên là toàn bộ thông tin giúp giải đáp được mọi thắc mắc của mọi người về FCL là gì? Quy trình hải quan xuất khẩu hàng FCL. Ngoài ra, Vận chuyển Phước An chúng tôi còn cung cấp những kiến thức về lĩnh vực Logistics tại Website của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
—>>> Tham khảo thêm: Documentation Staff Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành Documentation Staff
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Vận chuyển thức ăn chăn nuôi đi Campuchia trọn gói - 07/12/2024