
Phí Local Charge là gì? Đâu là các loại phí Local Charges phổ biến hiện nay? Tại sao bạn lại bị mất khoản phí này khi gửi nhận hàng hóa tại các hãng tàu, càng. Đây chắc chắn là vấn đề của khá nhiều khách hàng đang có nhu cầu vận chuyển bằng tàu. Hãy để Vận chuyển Phước An giải đáp giúp bạn Local Charge là phí gì? thông qua bài viết này nhé!
Local Charge là phí gì?
Local Charge (viết tắt là LCC) là loại phí được sử dụng khi gửi nhận hàng hóa tại các hãng tàu. Hiểu đơn giản hơn, Local Charges là các loại phí địa phương được trả tại cảng load hàng và xếp hàng bởi shipper và consignee. Ngoài phí cước biển thì các hãng tàu (Forwarder) thường sẽ thu thêm 1 khoản phí Local Charges. Loại phí này sẽ được đóng và thu theo hãng tàu và cảng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Các loại phí Local Charge phổ biến hiện nay
Sau đây, Phước An Logistics sẽ giới thiệu đến các bạn một số loại phí Local Charge thường gặp phổ biến nhất hiện nay.
1. Phí Handling Fee
Phí Handling Fee là một trong những loại phí Local Charge rất phổ biến hiện nay. Đây là loại phí do các Forwarder đặt ra để thu của Consignee và Shipper.
Cụ thể hơn Handling Fee là phí cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở các nước khác để thỏa thuận hộ đại diện đại lý ở nước ngoài để thực hiện một số công việc như phát hành B/L, D/O, khai báo hải quan hay làm các chứng từ liên quan khác.
2. Phí Terminal Handling Charge
Phí Terminal Handling Charge là phí xếp dỡ hàng tại cảng được tính trên mỗi một container hàng hóa được vận chuyển lên hoặc xuống tàu. Đây là khoản phí nhằm bù đắp các khoản phí như xếp dỡ hàng, tập kết container ở bãi,… Nhở đó, hãng tàu sẽ không bị chịu thêm phụ phí nào cả mà sẽ thu phí lại từ chủ hàng ( đơn vị nhận và gửi hàng) và được gọi tắt khoản phí đó là THC.
3. Phí Delivery Order Fee
Delivery Order Fee được biết đến là phí lệnh giao hàng, gọi tắt là D/O. Khi có một lô hàng nhập khẩu và có Arrival Notice thì Consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O. Sau đó, sẽ mang D/O đã lấy đến cảng để xuất trình cho kho và làm phiếu để lấy hàng. Các hãng tàu khi làm lệnh giao hàng thì sẽ thi phí cho D/O đó
4. Phí AMS
AMS là loại phí bắt buộc phải đóng do hải quan một số nước như Mỹ, Canada,.. yêu cầu. Bạn phải khai báo chi tiết hàng hóa trước khi chúng được xếp dỡ lên tàu để nhập khẩu vào các nước đó. Giá phí AMS sẽ rơi vào khoảng 30 USD/ bill.
5. Các loại phí B/L
Loại phí B/L bao gồm Phí chứng từ, phí B/L và phí AWB, đây là các loại phí tương tự phí D/O. Tức là khi có lô hàng xuất khẩu tới các hãng tàu sẽ phát hành các hóa đơn vận tải đường hàng không hoặc hóa đơn vận tải đường biển thì phí gửi hàng mà người nhận hoặc gửi sẽ do công ty vận chuyển làm hộ.
6. Phí CFS – Container Freight Station Fee
Phí CFS là một trong những loại phí Local Charge phổ biến nhất mà các công ty vận chuyển thu khi phải dỡ hàng hóa từ container đưa về kho hoặc ngược lại.
7. Phí chỉnh sửa Bill of Lading
Bill of Lading là loại phí chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể vì một số nguyên nhân khi lấy hàng về bạn cần chỉnh sửa lại thông tin trên B/L. Lúc này, bạn có thể yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa hộ và họ sẽ thu phí cho việc chỉnh sửa đó. Mức phí có thể dao động từ 50- 100 USD.
8. Phí Bunker Adjustment Factor
Phí Bunker Adjustment Factor được gọi tắt là BAF. Đây là phụ phí bù cho biến động về giá thành của nhiên liệu cho các hãng tàu theo từng thời kỳ. Khoản phụ phí cước ngoài này sẽ có mức đóng khác nhau và được thu từ các chủ hàng để bù đắp do sự biến động giá nhiên liệu theo từng thời kỳ, theo tuyến châu Âu và châu Á. Phí xăng dầu này sẽ khác nhau và tùy thuộc vào chủ tàu thu.
9. Phí Peak Season Surcharge
Phí Peak Season Surcharge được gọi tắt là PSS và được các hãng tàu thu trong các mùa cao điểm về vận chuyển hàng hóa. Loại phí này chỉ mang tính chất thời điểm và xuất hiện khi đến lúc nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.
10. Phí Container Imbalance Charge CIC
Phí Container Imbalance Charge, viết tắt là CIC, là loại phí mất cân đối vỏ container hay gọi là phụ phí trội hàng nhập. Loại phí này được thu bởi các hãng tàu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc vận chuyển container từ nơi thừa cont đến nơi thiếu cont nhằm đảm bảo các địa điểm luôn có đủ lượng cont để đóng hàng hóa hợp lý.
11. Phí General Rate Increase – GRI
Phí General Rate Increas, viết tắt là GRI, là khoản phí chạy điện chuyên áp dụng cho hàng lạnh, đông lạnh chạy ở các cảng container. Vì hàng lạnh cần cắm điện cho máy lạnh của container để đảm bảo hàng hóa được bảo quản liên tục và tốt nhất để giữ lạnh cho hàng hóa ở bên trong.
Một số loại phí Local Charge khác
Ngoài những loại phí Local Charge đã được Phước An nhắc đến ở trên ra, vẫn còn một số loại phí Local Charge khác mà bạn cần phải lưu ý như:
- Phí soi chiếu an ninh
- Phí niêm phong chì Seal
- Phí khai báo hải quan, an ninh khi nhập cảnh vào một số quốc gia
- Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
- Phí truyền dữ liệu.
Hy vọng với những thông tin mà Phước An cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại phí Local Charge. Nếu bạn còn thắc mắc về việc xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc đang muốn tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch. Liên hệ ngay với Vận chuyển Phước An để được tư vấn nhanh nhất bạn nhé!
—->>>> Tham khảo thêm: AFS là phí gì?
- Dịch vụ vận chuyển xe ô tô – uy tín, đảm bảo an toàn - 25/09/2023
- C/O form E là gì? Hồ sơ xin cấp C/O form E gồm những gì? - 23/09/2023
- Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam nhanh chóng - 22/09/2023