Handling Fee là một loại phụ phí rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về đặc điểm của loại phí này. Do đó, để tìm hiểu kỹ hơn về Handling Fee là gì? Đặc điểm của Handling Fee cụ thể ra sao? Sự khác nhau giữa Handling Fee và THC Fee? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An!
Handling Fee là gì?
Phí Handling (tên tiếng Anh là Handling Fee) hay còn được biết đến với một cái tên khác là handling charge, đây là loại phụ phí xử lý hàng hóa được quy định bởi các hãng tàu hoặc forwarder. Các hãng tàu hoặc forwarder này sẽ thu phí Handling của shipper hoặc consignee để bù đắp phần chi phí tổn thất cho công việc take care lô hàng, điển hình như phí mà đại lý của hãng tàu/forwarder, phí làm D/O và phí kê khai manifest, phí làm thủ tục khai báo hải quan, chi phí khấu hao,…
Các khoản phí Handling này cần được chi trả nhắm mục đích duy trì mạng lưới đại lý cho các đơn vị vận chuyển trên toàn thế giới. Trong quá trình công ty forwarder trong nước làm việc với các chi nhánh của họ tại các nước khác trên thế giới để hoàn thành các dịch vụ kể trên thì họ phải trả cho các chi nhánh đó một khoản tiền để thực hiện công việc thay mình.
Đặc điểm của Handling Fee
Để hiểu hơn về Handling Fee là gì? Bạn có thể tham khảo một số đặc điểm của loại phí này dưới đây:
- Handling Fee là phụ phí mà chủ hàng hay đơn vị xuất khẩu hàng hóa cần phải đóng cho các hãng tàu hoặc công ty forwarder.
- Handling Fee thường xuất hiện trong quá trình các đơn vị forwarder tiến hành làm việc, giao dịch với các chi nhánh của mình đặt tại nước ngoài. Các chi nhánh này sẽ thực hiện làm các loại thủ tục với tư cách đại diện cho chi nhánh tại Việt Nam.
- Các quy trình và thủ tục mà đại các diện chi nhánh này thực hiện và được tính công vào phí Handling sẽ bao gồm việc khai báo hải quan về lô hàng, đăng ký D/O, đăng lý B/L cùng với nhiều loại thủ tục, giấy tờ có liên quan khác.
Trong thực tế, các hãng tàu sẽ không tiến hành thu phí Handling. Tuy nhiên, một số hãng sẽ thu phụ phí này thông qua đơn vị forwarder. Như vậy forwarder sẽ là đơn vị thu phí này từ các chủ hàng và tính phí handling gộp vào tổng phí vận tải đường biển. Lý do là bởi forwarder không được hưởng hoa hồng theo chỉ định từ phí cước tàu xuyên suốt quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Phân biệt giữa Handling Fee và THC Fee trong xuất nhập khẩu hàng hóa
THC Fee là loại phụ phí quá quen thuộc với những ai làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Phụ phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng là khoản phí được tính theo đơn vị các container để bù đắp các chi phí như xếp dỡ cont tại cảng, vận chuyển cont từ cầu tào vào bãi, phí quản lý của cảng,…
Do đó, bạn nên hiểu rằng, phí THC có ở cả 2 đầu cảng, cả cảng xuất và cảng nhập. Tại cảng xếp, người có tránh nhiệm phải thanh toán phí THC là đơn vị nhận hàng đối với các terms như FAS, EXW, FCR.
Trong khí đó, đơn vị shipper sẽ thanh toán phụ phí này tại cảng dỡ đối với các terms như DAT, DDP.
Để phân biệt Handling Fee và THC Fee, bạn cần phải hiểu rằng, THC là phụ phí tại cảng, phát sinh bởi quá trình làm việc tại cảng. Trong khi đó, Handling Fee là chi phí phát sinh do các forwarder thu để bù đắp cho chi phí làm thủ tục, chuyển giao hàng hoá.
Có nên gộp phí Handling Fee vào cước phí vận tải biển?
Trên thực tế người ta sẽ tách riêng Handling Fee và cước phí vận tải biển bởi các lý do sau:
- Hãng tàu và đơn vị forwarder cần tách riêng cước phí vận tải biển và phụ phí Handling để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thống kê doanh thu, chi phí bỏ ra. Hạn chế tối đa việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Doanh nghiệp sẽ chi trả các phụ phí này dưới đồng tiền địa phương nhưng cước vận tải lại được tính theo đồng đô la Mỹ.
- Việc bóc tách hai loại cước vận tải và phụ phí Handling Fee nhằm tăng cạnh tranh về giá cước. Hãng tàu hay đơn vị forwarder sẽ báo cước vận chuyển cho khách với mức giá hợp lí mà không liên quan đến các phụ phí đi kèm.
- Đối với đơn vị chủ hàng, việc tách riêng cước vận và phụ phí sẽ giúp họ biết được cước phí thực tế áp dụng đối với lô hàng là bao nhiêu. Từ đó, cân đối các khoản phí đóng gói hàng và chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình vận tải.
Một số phụ phí khác trong xuất nhập khẩu
Ngoài Handling Fee, các đơn vị chủ hàng cần nắm rõ một số loại phụ phí khác để có thể ước lượng được tổng chi phí cần bỏ ra. Từ đó định giá chính xác lô hàng, tránh hao tổn không đáng có.
Một số loại phụ phí khác có thể kể đến như:
- CFS Fee: CFS là phụ phí khai thác hàng lẻ, bao gồm chi phí cho các hoạt động như bốc xếp hàng từ cont sang kho, chi phí lưu kho cho các lô hàng lẻ và chi phí quản lý kho,…
- B/L Fee: Phí B/L là chi phí phát hành vận đơn cho lô hàng. Việc phát hành bill không đơn giản chỉ là phí khi cấp Bill of Lading mà còn là chi phí để thực hiện các thủ tục khác như thông báo cho đại lý nhập về bill, theo dõi đơn hàng và tiến hành quản lý đơn hàng.
- DEM Fee: DEM là phí lưu bãi khi cont ở trong cảng. Sau thời gian quy định cont được phép ở trong cảng, chủ hàng sẽ cần thanh toán thêm chi phí lưu bãi, lưu kho cho thời gian tiếp theo.
Trên đây là những thông tin về Handling Fee là gì mà Vận chuyển Phước An muốn bạn tìm hiểu rõ. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác, vui lòng gọi ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được Phước An hỗ trợ nhanh chóng bạn nhé!
—>>> Tham khảo thêm: HBL Là Gì? MBL Là Gì? Phân Biệt House Bill Và Master Bill
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024