
OPS là gì? Vai trò và tầm quan trọng của OPS trong xuất nhập khẩu cụ thể ra sao? Đâu là những kỹ năng cần thiết của một OPS? Cùng chúng tôi – Vận chuyển Phước An sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi này ở ngay bài viết bên dưới đây nhé!
OPS là gì?
Xuất nhập khẩu hiện là một trong những nhóm ngành hot hit bậc nhất, được rất nhiều bạn trẻ quan tâm vì cơ hội việc làm và chế độ lương thưởng khá tốt. Nhắc đến xuất nhập khẩu, chắc chắn phải kể đến OPS. Vậy OPS là gì? OPS là vị trí công việc phải hoạt động nhiều tại khu vực cảng biển, cảng hàng không để lấy hàng, xuất hàng.
Trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu – Logistics, vị trí này có những yêu cầu đặc thù rất khác so với các vị trí công việc khác. OPS trong Logistics được viết tắt từ “Operations” – Hiện trường/Giao nhận. Vị trí OPS trong Logistics là vị trí nhân viên giao nhận hiện trường, là người chịu trách nhiệm vận hành những công việc liên quan đến giấy tờ, chứng từ và thủ tục hàng hóa với các bộ phận, cơ quan, nhà nước,….. Vị trí này yêu cầu đi lại thường xuyên, vất vả nhất, làm nhiều quen dần, yêu cầu không cao như các vị trí khác.
Mô tả công việc nhân viên hiện trường nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu OPS
Công việc của nhân viên giao nhận hiện trường – OPS rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp và phụ thuộc nhiều nhất vào lĩnh vực, mặt hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, có thể nói rằng nhiệm vụ chính của OPS là giao nhận hàng hóa từ cảng, nhập kho, hoàn thành thủ tục, giấy tờ cần thiết để xuất – nhập cảnh. Cụ thể hơn, nhân viên hiện trường OPS làm những công việc sau:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin và chịu trách nhiệm về các loại giấy tờ, chứng từ thuế xuất – nhập cảnh hàng hóa.
- Liên hệ với khách hàng và hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết để vận chuyển sản phẩm.
- Khai báo hải quan tại cảng.
- Đảm bảo quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi
- Trực tiếp điều phối tại các kho bãi, cảng, tập kết hàng lên kho và bốc dỡ, đóng gói, vận chuyển,…
- Giao – nhận lệnh xuất nhập hàng hóa
- Điều hành, kiểm tra các hoạt động bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển sản phẩm từ kho đến tay khách hàng.
Vai trò và tầm quan trọng của OPS
Sau khi hiểu được OPS là gì thì việc tìm hiểu về vai trò và tâm quan trọng của OPS trong xuất nhập khẩu cũng rất cần thiết. Nhân viên hiện trường OPS sẽ là những người trực tiếp đi đến các cảng hàng không hoặc cảng biển để làm thông quan cho hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được nhập và vận chuyển đến kho bãi. Do đó, vị trí này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đó. Cùng Phước An tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của nhân viên hiện trường OPS nhé!
Vai trò của các Bộ phận OPS
* Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Trading hay Oversea Sale) là chức vụ thường có tại các công ty cung cấp sản phẩm ra nước ngoài. Điều này cũng có nghĩa rằng, người đảm nhiệm vị trí công việc này đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ tốt. Trong các công ty, nhân viên sale luôn nắm vai trò quan trọng vì họ là người mang lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty.
- Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu là bán và hỗ trợ cước phí tàu đối với các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tàu cảng. Nhân viên sale tàu sẽ làm việc với các công ty xuất nhập tàu hoặc trực tiếp với khách hàng để định giá cước tàu.
- Nhân viên kinh doanh tại các công ty giao nhận (Forwarder): Khác với nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu, các Forwarder cần phải đáp ứng nhiều yếu tố công việc hơn như làm các thủ tục hải quan, cước tàu, tracking…Nhìn chung, đây là công việc khá vất vả nhưng bù lại thì thu nhập cũng khá ổn định.
* Nhân viên chứng từ:
- Nhân viên chứng từ trong công ty xuất nhập khẩu: Đây là công việc liên quan đến chứng từ cần cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Ở một vài công ty nhỏ, nhân viên chứng từ còn có nhiệm vụ gặp gỡ khách hàng, đóng hàng, tracking và đặt hàng, khai báo hải quan,…
- Nhân viên chứng từ công ty giao nhận: Vì bản chất của công ty giao nhận (forwarder) là vị trí trung gian nên các công việc về chứng từ thường sẽ khá nặng nề vì cần phải ghi chép cẩn thận. Ngoài ra, bạn còn phải ghi chép liên tục và xuống cảng thường xuyên để làm việc với hải quan.
* Nhân viên thu mua (Purchaser):
Khác với nhân viên thu mua ở các cửa hàng bán lẻ, nhân viên thu mua OPS là người sẽ tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng vật liệu, đàm phán giá và chốt đơn hàng. Nhân viên thu mua cũng cần phải có sư phối hợp nhịp nhàng với phòng kinh doanh và kho để có sự thống nhất trong việc mua bán và nhập hàng hóa về kho. Công việc này thường nhận được chế độ đãi ngộ khá tốt, nhưng lại đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khả năng xử lý tình huống tốt.
* Nhân viên thanh toán Quốc tế:
Đây là công việc liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế, có thể kể đến như mở L/C, chuyển T/T, kiểm tra chứng từ,…Khi làm việc ở vị trí nhân viên thanh toán Quốc tế, ngoài việc nắm rõ và có kiến thức về tài chính, xuất nhập khẩu thì bạn còn phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cực kỳ tốt.
* Nhân viên hiện trường/giao nhận:
Đúng như tên gọi, nhiệm vụ của nhân viên hiện trường là có mặt ở các cảng tại thời điểm giao nhận hàng hóa và được yêu cầu thực hiện các công việc như giao nhận chứng từ, nộp thuế, làm các thủ tục hồ sơ vận chuyển,…
* Nhân viên điều vận xe/kho bãi:
Là một nhân viên điều vận xe/ kho bãi, bạn bắt buộc phải biết cách sử dụng các phương tiện chuyên chở hàng hóa. Bạn sẽ điều khiển xe, canh để di chuyển hàng thật chuẩn xác ra và vào container. Công việc khá nặng nhọc nên phần lớn nhân viên điều vận xe sẽ là nam.
Kỹ năng cần thiết của OPS
OPS là một vị trí với yêu cầu công việc khá vất vả, người làm công việc này phải thường xuyên di chuyển giữa các bộ phận, cơ quan có liên quan. Bên cạnh đó, thời gian làm việc không cố định phụ thuộc theo thời gian cập, xuất bến các phương tiện vận tải nên giờ giấc sinh hoạt cũng bị xáo trộn. Vậy đâu là những kỹ năng cần có của một OPS mà bạn cần biết?
- Kỹ năng về chuyên môn: Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng vô cùng quan trọng và bắt buộc cần phải có đối với nhân viên OPS. Họ cần nắm rõ những kiến thức về các loại giấy tờ, chứng từ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các quy định và hiểu được tính chất công việc. Ngoài ra, cần phải am hiểu luật thuế, các công ước liên quan đến ngành của mình để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp: Đặc thù của một nhân viên OPS là phải tiếp xúc với nhiều người như đối tác, các cơ quan nhà nước, các tổ chức để hoàn thành các thủ tục hồ sơ,….Vậy nên kỹ năng giao tiếp cũng cần phải được đặt lên hàng đầu để giúp OPS diễn đạt những điều muốn nói một cách rõ ràng, chuyên nghiệp.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa, các giấy tờ, hồ sơ có thể gặp những vấn đề phát sinh nào đó. Vì vậy, nhân viên hiện trường sẽ phải có khả năng xử lý tình huống để giải quyết được vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vận chuyển Phước An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về OPS là gì, vai trò và tầm quan trọng của OPS trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật những kiến thức chuyên ngành tiếp theo của Phước An bạn nhé.
—>>> Tham khảo thêm về: Phytosanitary Là Gì? Fumigation Certificate Là Gì?
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023