Để quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra thuận lợi, các mặt hàng cần phải hun trùng và kiểm dịch trước khi xuất khẩu bắt buộc phải có cả Phytosanitary và Fumigation Certificate. Vậy Phytosanitary là gì? Fumigation Certificate là gì? Các mặt hàng nào bắt buộc phải có những loại chứng từ trên?. Hãy cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Phytosanitary là gì trong xuất nhập?
Phytosanitary là gì?
Phytosanitary hay còn gọi là giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, là một chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đây là một loại chứng từ rất quan trọng trong xuất nhập khẩu, được dùng để xác nhận hàng hóa của bạn như sản phẩm nông nghiệp, thực vật hoặc các sản phẩm từ thực vật không chứa sâu bệnh, nấm mốc hoặc các loại mầm bệnh thực vật khác có thể gây hại cho cây trồng tại quốc gia nhập khẩu.
Mục đích của việc xin cấp Phytosanitary là gì?
Mục đích chính của việc xin cấp Phytosanitary Certificate là nhằm bảo đảm không có sự lây lan dịch bệnh đối với cây trồng và môi trường của quốc gia nhập khẩu khỏi những rủi ro dịch bệnh trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, giấy chứng nhận này cũng dùng để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Những mặt hàng nào phải có chứng từ Phytosanitary?
Vậy những mặt hàng nào bắt buộc phải cần Phytosanitary. Sau đây là một số mặt hàng bắt buộc phải có giấy kiểm dịch thực vật mới được xuất nhập khẩu mà Vận chuyển Phước An muốn thông tin đến bạn.
Theo thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, danh mục vật thể bắt buộc phải kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Thực vật
- Các loại sản phẩm cây như củ, quả, hạt, thân cành, rễ…
- Các loại nấm trừ nấm động lạnh, đóng hộp và nấm men
- Những loại côn trùng như nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn,…dùng để phục vụ công tác giám định, tập huấn, nghiên cứu khoa học…
- Các loại phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như pallet…
- Các vật thể có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật
Hồ sơ xin cấp Phytosanitary bao gồm những gì?
Để được cấp Phytosanitary, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật theo Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
- Bản chính hoặc bản sao của Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của bên xuất khẩu cấp.
- Trong trường hợp, chủ hàng nộp bản sao chụp thì trước khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải nộp bản chính về cho cơ quan có thẩm quyền.
- Bản chính hoặc bản sao đã chứng thực của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Mẫu và nội dung của Phytosanitary
Phytosanitary sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
- Thông tin của người xuất khẩu và người nhập khẩu, bao gồm: Họ tên, địa chỉ
- Số lượng hàng hóa
- Chi tiết địa chỉ sản xuất hàng hóa đó
- Thông tin và tên của sản phẩm
- Tên khoa học của thực vật
Thời gian cấp giấy Phytosanitary bao lâu?
Thường thì thời gian các cơ quan sẽ cấp giấy Phytosanitary trong vòng 24 giờ tính từ lúc loại hàng hóa đó đã được kiểm tra và đạt yêu cầu. Ngoài ra, trước khi đăng ký kiểm dịch thực vật, bạn cần nên chuẩn bị hồ sơ chuẩn và cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Xác định rõ sản phẩm của mình có cần phải có giấy kiểm dịch thực vật hay không?
- Chuẩn bị loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao có đóng dấu), Giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu (có thể bản chính hoặc bản sao). Nếu hàng hóa của bạn là hàng thực phẩm thì cần nên chuẩn bị giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhé!
Lưu ý: Bạn nên tìm hiểu rõ chi tiết các bước đăng ký và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan trước khi xin cấp giấy để không phải chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhé!
Fumigation Certificate Là Gì?
Fumigation Certificate hay có thể hiểu là giấy chứng nhận hun trùng, và được cấp bởi các đơn vị tổ chức có chức năng hun trùng kiểm dịch. Là chứng nhận chứng minh rằng sản phẩm đã được xử lý bằng hóa chất để tiêu diệt các loại côn trùng, nấm mốc và vi khuẩn gây hại.
Giấy chứng nhận hun trùng này sẽ được cấp khi loai hàng hóa đã được các cơ quan chức năng y tế đã bơm thuốc khử côn trùng.
Mục đích của việc xin cấp Fumigation Certificate Là Gì?
Mục đích của việc xin cấp Fumigation Certificate chính là bảo vệ hàng hóa khỏi những rủi ro bởi côn trùng xâm nhập, gây ra hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn chặn sự lây lan các loại dịch bệnh thực vật.
Vai trò của giấy Fumigation Certificate trong xuất nhập khẩu là gì?
Giấy Fumigation Certificate đóng vai trò rất quan trọng trong việc xuất nhập khẩu, nó giúp bảo vệ, làm sạch, khử, diệt sạch những loại côn trùng hay vi khuẩn gây hại trên các khoang tàu thuyền khi vận chuyển hàng hóa trên đường biển.
Loại hóa chất chính thường được sử dụng đó chính là Bromua rất an toàn và đảm bảo.
Những mặt hàng cần phải có chứng từ Fumigation Certificate
Tất nhiên, giấy chứng từ Fumigation Certificate chỉ cấp cho một số mặt hàng. Cụ thể một số mặt hàng đã được nhà nước quy định cần có loại giấy này như sau:
- Các loại hàng hóa có nguồn gốc từ gỗ (thủ công mỹ nghệ) như: đồ trang trí xe bằng tre, nứa mây, đồ nội thất,… chưa được xử lý.
- Những loại hàng hóa có nguồn gốc từ chất hữu cơ như: Gạo, chè, hạt điều, tiêu, cà phê,….
- Các loại sản phẩm đóng gói được làm từ gỗ như Pallet, kiện,….
Nội dung và mẫu của giấy chứng từ Fumigation Certificate
Các nội dung chính cần lưu ý trong chứng từ Fumigation Certificate như sau:
- Bill of lading (giấy tờ vận đơn đường biển)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng hàng – đóng gói
Thường thì thời gian các cơ quan chức năng cấp giấy Fumigation Certificate cho bạn sẽ giao động từ 1 – 2 ngày tính từ ngày phun thuốc khử trùng và gửi đủ toàn bộ giấy tờ chứng từ ở trên.
Tầm quan trọng của chứng nhận Phytosanitary và Fumigation Certificate
Đối với doanh nghiệp:
- Tránh những rủi ro bị từ chối hàng hóa tại cửa khẩu
- Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
- Bảo vệ thương hiệu, và tăng độ uy tín của doanh nghiệp
Đối với người tiêu dùng:
- Bảo vệ môi trường khỏi những dịch bệnh từ thực phẩm,..
- Đảm bảo an toàn, chất lượng của thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Giấy chứng nhận Phytosanitary và Fumigation Certificate là những giấy tờ không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu nông sản, nông nghiệp. Việc hiểu rõ về hai loại chứng nhận này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những rủi ro không đáng có.
Hy vọng với bài viết Phytosanitary là gì trong xuất nhập khẩu? – Fumigation Certificate là gì? của chúng tôi – Vận Chuyển Phước An sẽ giúp các bạn giải đáp và tìm hiểu chuyên sâu được về 2 loại chứng từ này nhé!
—>>> Tham khảo thêm: PI Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa?
- Lào có bao nhiêu dân tộc? Sinh sống ở đâu? - 14/10/2024
- Thái Lan nói tiếng gì? Ngôn ngữ người Thái sử dụng? - 12/10/2024
- Biểu tượng của Thái Lan là con gì? - 11/10/2024