MSDS hay còn gọi là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS sẽ giúp người làm việc với hoá chất này hiểu rõ về nó và chủ động hơn khi tiếp xúc, đảm bảo an toàn cho các tình huống bất ngờ xảy ra. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về MSDS là gì? Trong bài viết sau đây, chúng tôi – Vận chuyển Phước An sẽ giải đáp chi tiết hơn về thuật ngữ này,
MSDS là gì?
MSDS (Material Safety Data Sheet) hay còn gọi là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. Đây là một tờ văn bản chứa các thông tin liên quan đến hoá chất.
MSDS được áp dụng đối với những mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…Mục đích nhằm giúp người làm việc với hoá chất sẽ có thể hiểu biết và chủ động hơn khi tiếp xúc gần với loại hoá chất đó, giúp đảm bảo an toàn hơn.
Bảng MSDS bao gồm những gì?
Với khái niệm về MSDS ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu sơ lược về bảng MSDS là gì?. Cụ thể bảng chỉ dẫn MSDS được chia thành 4 phần, bao gồm:
- Nhà sản xuất và thông tin về sản phẩm (Chemical Product and Company Identification)
- Các thành phần của sản phẩm (Ingredient)
- Các chỉ tiêu đo lường (First Aid Measures)
- Các ảnh hưởng cho sức khỏe con người ngắn hoặc dài hạn (Hazzards Identification)
Ngoài ra, bạn cũng nên thể hiện rõ một số thông tin sau trong bảng chỉ dẫn hóa chất:
- Tên loại hàng hóa, sản phẩm
- Số đăng ký và thông tin chi tiết về nhà sản xuất loại hàng hóa này
- Các thuộc tính về hóa học và vật lý
- Những thành phần hóa học và những phản ứng hóa học cần phải lưu ý
- Các tác động lên sức khỏe của con người trong thời gian dài và ngắn
- Những điều kiện đảm bảo trong quá trình bảo quản và lưu trữ
- Các điều kiện đảm bảo khi làm việc và tiếp xúc với sản phẩm
- Quy trình khai thác, quy định về đóng gói, bóc xếp, tháo dỡ, tem mác,….
Vai trò và Tầm quan trọng của tờ khai MSDS là gì?
Tờ khai MSDS có vai trò hết sức quan trọng khi vận chuyển hàng hoá. Đây được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy để đưa ra các phương pháp và cách thức vận chuyển phù hợp, đảm bảo an toàn trong bốc xếp cũng như xử lý nhanh chóng nếu có vấn đề sự cố xảy ra với lô hàng này.
Bên cạnh đó, nó còn được coi là cơ sở để xây dựng môi trường làm việc an toàn đối với hoá chất. Cung cấp các thông tin sơ cứu và nhận biết các triệu chứng khi bị phơi nhiễm với hoá chất để nhanh chóng xử lý tình huống cụ thể.
Vậy MSDS do ai cấp?
Hiện tại, MSDS sẽ do chính shipper cung cấp. Trong đó shipper sẽ bao gồm: các công ty sản xuất, các nhà phân phối hay các đơn vị doanh nghiệp nhỏ lẻ, cá nhân cung cấp đầy đủ tất cả thông tin để khai báo bảng chỉ dẫn hóa chất
Thường thì một MSDS đầy đủ sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin chi tiết và yêu cầu phải chính xác về thông tin kê khai. Và tất nhiên, MSDS phải có dấu mộc của bên công ty sản xuất hay công ty phân phối hoặc người gửi hay một cá nhân để xác định về pháp lý.
Lưu ý: Việc sử dụng MSDS giả hoặc cố tình làm giả sẽ bị xử lý theo các quy định của Phát Luật.
Cách đọc hiểu MSDS
- Thứ nhất: Bạn hãy đọc toàn bộ MSDS để hiểu rõ hơn về hoá chất và các nguy cơ do hoá chất gây nên.
- Thứ hai: Phải đọc kỹ các cảnh báo nguy hiểm của hoá chất, thường sẽ được in đậm hoặc có màu sắc nổi bật. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chúng.
- Thứ ba: Đọc các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc hoá chất.
- Thứ tư: Đọc kỹ hướng dẫn sơ cứu, cách xử lý sự cố khi tiếp xúc với hoá chất, điều này sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời có vấn đề không muốn xảy ra.
- Cuối cùng, nếu bạn không hiểu rõ bất kỳ thông tin nào trên MSDS, bạn hãy tra cứu thêm các thông tin hoặc liên hệ nhà sản xuất để được giải đáp.
Hy vọng với bài viết MSDS là gì? Chi tiết bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất trên của chúng tôi – Vận Chuyển Phước An sẽ giúp các bạn giải đáp được các vấn đề về MSDS là gì nhé!
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024