Cut Off Time là gì? Đâu là những đối tượng liên quan đến Cut Off Time? Các loại Cut Off Time phổ biến hiện nay là gì? Nội dung và quy định của Cut Off Time cụ thể ra sao? Cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này ngay tại bài viết bên dưới đây nhé!
Cut Off Time là gì?
Cut Off Time hay còn được gọi với từ đồng nghĩa khác là Deadtime, Closing Time, là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu. Theo đó, khái niệm này dùng để chỉ thời hạn cuối cùng mà shipper cần thanh lý container cho hãng tàu để hãng tàu bốc xếp container lên tàu.
Việc hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt Cut Off Time sẽ giúp bạn đảm bảo hàng hóa được quá trình vận chuyển thuận lợi, tránh những rủi ro không đáng có như rớt tàu, phát sinh chi phí phạt, và đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành trơn tru.
“Mấy giờ tàu cắt máng” là cụm từ được nhiều người Việt Nam sử dụng phổ biến để mô tả khái quát khái niệm này. Trong vận tải hàng hóa bằng đường biển, bạn cần lưu ý rằng nếu lô hàng của bạn thanh lý sau Closing Time thì khả năng cao sẽ bị rớt tàu. Vì vậy cần đặc biệt chú ý tới thời hạn này tránh xảy ra các rủi ro ngoài ý muốn gây thiệt hại cho mình.
Những đối tượng liên quan đến Cut Off Time
Ở phần trên, Vận tải Phước An đã cùng bạn tìm hiểu về thuật ngữ Cut Off Time là gì? Vậy đâu là những đối tượng liên quan đến Cut Off Time? Tiếp tục tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
- Người mua (Người nhập khẩu): Người đặt hàng mua sản phẩm, hàng hóa
- Người bán (Người xuất khẩu): Nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, hàng há nhằm đáp ứng nhu cầu người mua.
- Công ty vận chuyển: Đơn vị sở hữu hãng vận tải chuyên phục vụ chở hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích.
- Hải quan: Cơ quan Hải quan của cả hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu có nhiệm vụ thông quan hàng hóa rời khỏi nước xuất khẩu và nhập cảnh vào nước nhập khẩu.
- Cảng vụ: Cảng vụ cũng sẽ bao gồm cả chính quyền cảng của ít nhất 2 nước có liên quan đến quá trình vận chuyển. Chính quyền cảng của nước xuất khẩu có chức năng sắp xếp mặt bằng cho hàng hóa được chất lên tàu. Cảng vụ của nước nhập khẩu cung cấp thông quan cho hàng hóa được nhập vào.
- Công ty bảo hiểm: Đóng vai trò hết sức quan trọng giúp trang trải các rủi ro trong quá trình vận chuyển
- CHA: Địa lý của cơ quan Hải quan có nhiệm vụ hỗ trợ nhà nhập khẩu và xuất khẩu các vấn đề liên quan đến việc nhận thông quan từ các cơ quan.
- Nhà cung cấp vận tải đa phương thức (đường sắt, đường bộ..): Được xem là cầu nối quan trọng giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho/nhà máy đến cảng và từ cảng đến với người nhận được thông suốt, thuận lợi.
Phân loại Cut Off Time hiện nay
Hiện nay, Cut Off Time bao gồm các loại như sau:
Cut off S/I
Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, S/l là tên viết tắt của cụm từ Shipping Instruction. Cut off S/I là một trong những nội dung quan trọng mà shipper cần gửi cho hãng tàu để phát hành Vận đơn đường biển B/L cho shipper. Trong trường hợp nếu không gửi đúng hẹn sẽ không thể làm kịp Bill of Lading thì lô làng hóa sẽ không được vận chuyển.
Cut off VGM
Cut off VGM là cụm từ dùng để chỉ thời hạn cuối cùng mà đơn vị xuất khẩu cần phải gửi phiếu cân container về cho hãng tàu. Tương tự như Cut off S/I, nếu không gửi đúng hẹn Cut off VGM thì sẽ không thể kịp làm Vận đơn đường biển Bill of Lading và hậu quả là lô hàng hóa cũng sẽ không được vận chuyển.
Cut off Doc hay Cut off draft B/L
Đối với hình thức Closing Time này, shipper cần phải xác nhận nội dung của Bill of Lading đối với hãng tàu. Nếu quên xác nhận hay xác nhận muộn thì hãng tàu sẽ dùng nội dung S/I mà shipper đã gửi trước đó để ra vận đơn gốc. Và mọi điều chỉnh, sửa đổi của shipper về nội dung của vận đơn về sau đều sẽ bị tính phí.
Cut off C/Y hay Cut off bãi
Cut off C/Y hay còn gọi là Cut off bãi, được hiểu thời hạn cuối cùng mà shipper phải giao hàng đến nơi hạ container hàng hóa theo đúng quy định. Nhân viên hiện trường chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan cần hoàn thiện “vào sổ tàu” khâu cuối cùng của việc thông quan hải quan hàng hóa xuất khẩu. Tương tự như các loại Cut off ở trên, nếu không hoàn thành thủ tục thì hàng cũng sẽ bị rớt lại và không được vận chuyển.
—>>> Tham khảo thêm: CY Là gì trong xuất nhập khẩu
Nội dung, quy định của Cut Off Time cụ thể ra sao?
Thông thường, Cut Off Time được các hãng tàu quy định là thời hạn nộp chi tiết bill cho hãng tàu. Tuy nhiên cần lưu ý đối với hàng hóa đi Japan (Nhật Bản) hoặc đi Shanghai (Thượng Hải) thì thời hạn nộp chi tiết bill sẽ sớm hơn so với thời gian thông thường khoảng 3 ngày trước ngày tàu chạy.
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các forwarder hoặc mối quan hệ giữa bạn với các hãng tàu mà thời gian này có thể được dời trễ thêm khoảng 3-6 giờ. Nếu như hàng hóa thanh lý trễ, không thể sớm hơn so với thời gian cắt máng thì cần dời quá trình vận chuyển hàng sang chuyến sau.
Tầm quan trọng của việc tuân thủ Cut Off Time
Việc tuân thủ Cut Off Time mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng lịch trình, giúp đáp ứng được các cam kết với khách hàng và đối tác.
- Tránh phát sinh các chi phí như phí lưu kho, phí chậm tàu…
- Ngoài ra, còn giúp giảm thiểu rủi ro hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong doanh nghiệp.
Cách tính toán và các yếu tố ảnh hưởng đến Cut Off Time
Cut Off Time thường được tính toán dựa trên một số yếu tố như sau:
- Khoảng cách càng xa, thời gian vận chuyển càng kéo dài và Cut Off Time cũng sẽ sớm hơn
- Tùy theo phương thức vận chuyển như đường biển, đường hàng không.. sẽ có quy định về Cut Off Time khác nhau.
- Mỗi hãng tàu và cảng sẽ có những quy định riêng về Cut Off Time và tùy thuộc vào loại hàng hóa, điểm đến và các yếu tố khác.
- Cut Off Time đôi khi cũng có thể bị điều chỉnh vào những ngày lễ, ngày nghỉ như Tết, lễ, hoặc các ngày nghỉ.
Ví dụ: Nếu bạn đang vận chuyển một lô hàng từ Việt Nam sang Mỹ bằng đường biển, thì Cut Off Time có thể sẽ là 5 ngày làm việc trước khi tàu khởi hành.
Cần làm gì khi không kịp Cut Off Time?
Không kịp Cut Off Time được xem là tình trạng không quá hiếm gặp hiện nay. Theo đó, tình trạng này khá phổ biến và thường gặp ở hầu hết các doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp này thường sẽ có một số cách giải quyết sau:
Việc có một mối quan hệ tốt với Forwarder trước đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi họ là người có tiếng nói hơn. Thông thường, Forwarder sẽ là người liên hệ trực tiếp tới bộ phận sales của hãng tàu. Họ chính là người giúp đỡ bạn nhiệt tình bằng cách liên hệ tới bộ phận OPS làm hàng ở cảng để xin thêm thời gian Deadtime. Trong trường hợp cần gấp, bạn cũng có thể xin số điện thoại bộ phận OPS trực tiếp làm hàng ở cảng để nhờ được giúp đỡ. Sau đó, bạn cần hoàn tất các thủ tục cần thiết bao gồm:
—–>>> Tham khảo thêm: OPS Là Gì? Vai Trò Và Tầm Quan Trọng Của OPS
- Xin mẫu đơn lùi Closing Time có chữ ký hoặc đóng dấu của hãng tàu
- Sau đó, đưa mẫu đơn xin lùi thời gian lên bộ phận Terminal của cảng để xin xác nhận
- Tiếp đó, bộ phận Terminal sẽ tiến hành xem xét trong trường hợp này. Nếu như thấy thuận lợi, họ sẽ note vào trong sổ tàu.
Trong trường hợp không kịp thời gian, hãng tàu sẽ lùi đơn hàng sang một chuyến khác. Đồng thời sẽ gửi thông báo đến khách hàng về tình trạng này để khách quyết định có book hay không nhằm tránh những rủi ro mang tới cho cả 2 bên.
Cut Off Time là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Việc hiểu rõ và tuân thủ Cut Off Time sẽ giúp doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Hy vọng với những thông tin mà Phước An chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Cut Off Time là gì và tất tần tật thông tin liên quan đến Cut Off Time. Do đó, nếu bạn còn có thắc mắc nào khác cần được chúng tôi giải đáp, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ nhanh nhất!
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024