DPU là gì? Đặc điểm điều kiện giao hàng DPU trong hợp đồng thương mại cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi – Vận chuyển Phước An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện giao hàng DPU theo Incoterms 2020! Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
DPU là gì?
DPU có tên tiếng Anh là Delivered at Place Unloaded và là thuật ngữ được sử dụng trong Incoterm. Đây là điều kiện yêu cầu bên bán dỡ hàng hóa tại nơi giao hàng theo đúng quy định có trong hợp đồng. Có nghĩa là bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến nơi đã thỏa thuận và dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. sau khi hàng hóa đã được dỡ, mọi rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua.
Nơi nhận hàng có thể là bãi container, kho bãi cầu cảng, ga đường bộ, đường sắt hay cảng hàng không. Theo đó, người bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến hàng hóa trước khi được vận chuyển đến địa điểm giao hàng. Để giảm thiểu rủi ro, người bán nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.
Cách ghi điều kiện DPU trên hợp đồng như sau:
DPU + [ Nơi đến đã chỉ định trên hợp đồng] + Incoterms 2020
Ví dụ: Nếu một công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và hai bên thống nhất sử dụng điều kiện DPU, thì công ty Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến cảng biển ở Mỹ và dỡ hàng xuống. Từ đó, công ty nhập khẩu ở Mỹ sẽ chịu trách nhiệm các thủ tục hải quan nhập khẩu và vận chuyển hàng đến kho của mình.
Hướng dẫn sử dụng điều kiện giao hàng DPU trong Incoterms 2020
Được sử dụng thay thế cho điều kiện DAT trong bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2010 thì DPU là điều kiện mới được ra mắt năm 2020 và được cập nhật một số thông tin mới nhất nhằm cung cấp cho nhà vận chuyển và người tiêu dùng hiểu rõ cũng như thực hiện đúng các yêu cầu mà trong bộ quy tắc Incoterm đưa ra.
Nội dung chủ chốt của điều kiện DPU này là trách nhiệm của người bán và người mua. Cũng như các điểm chuyển giao rủi ro cùng chi phí của các bên được thay đổi ở các nội dung so với điều kiện DAT trước đây, cụ thể:
Về phương thức vận tải
Điều kiện giao hàng DPU sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải khác nhau, bao gồm đường bộ, đường biển, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời, có thể sử dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
—>>> Tham khảo thêm về: Các Phương Thức Vận Chuyển – Tải hiện nay
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro DPU
Việc chuyển giao hàng hóa diễn ra khi quá trình giao hàng hóa đã dỡ tại điểm đến có nghĩa là bên bán đã giao hàng hóa khi có sự có mặt của người mua. Bên cạnh đó, người bán cũng sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh hoặc liên quan đến hàng hóa từ kho hàng hóa của mình cho đến khi hàng hóa đã được dỡ từ phương tiện vận tải xuống địa điểm nhận hàng.
Trong các điều kiện Incoterms, chỉ có duy nhất điều kiện DPU yêu cầu người xuất khẩu sẽ phải dỡ hàng hóa ở nơi cần đến. Chính vì thế, bên xuất khẩu cần phải đảm bảo có đủ khả năng sắp xếp việc bốc dỡ hàng hóa, nếu không chắc chắn thì có thể thêm điều kiện DAP vào hợp đồng. Các bên nên quy định rõ ràng về địa điểm cụ thể của nơi dỡ hàng bởi:
- Mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa chỉ chuyển đổi qua người mua tại địa điểm giao hàng, vì thế nên cả người bán và người mua đều cần phải đưa ra quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng.
- Người bán sẽ phải chịu mọi chi phí để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã hẹn trước đó và dỡ hàng hóa xuống. Đây cũng là thời điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua hàng.
- Địa điểm dở hàng là nơi người bán ký hợp đồng vận tải và đưa hàng hóa đến. Nếu xảy ra vấn đề thì người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro (nếu có).
Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định
Tất cả chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm giao hàng sẽ do bên bán hàng chi trả.
Nghĩa vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Khi lựa chọn điều kiện DPU đồng nghĩa với việc bên bán hàng sẽ phải thực hiện các công việc thông quan, xuất khẩu hàng hóa (nếu cần). Tuy nhiên, người bán cũng không có nghĩa vụ phải làm tất cả các thủ tục thông quan, không phải trả thuế và phí khi thông quan hàng hóa. Điều này có nghĩa rằng, nếu người mua hàng không thể thông quan hàng hóa dẫn đến việc hàng hóa bị giữ lại ở cảng hay bãi giữ hàng của nước nhập khẩu, thì người nhập khẩu sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh có liên quan đến hàng hóa
Trách nhiệm của các bên trong điều kiện giao hàng DPU
Trong điều kiện DPU cả bên bán và bên mua hàng hóa sẽ phải tuân thủ theo đúng nội dung trong điều kiện DPU đặt ra. Vậy các chi phí mà bên xuất khẩu và nhập khẩu phải chịu bao gồm những gì? Cùng Phước An tìm hiểu tiếp nhé!
Đối với người bán
- Vận chuyển hàng hóa đến nơi đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên
- Thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu cho hàng hóa
- Dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến hoặc cảng đến
- Chịu mọi rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa cho đến khi hàng hóa đã được xếp dỡ
- Chi phí xuất khẩu và quá cảnh hàng hóa ở bên ngoài nước nhập khẩu. Về phía người bán hàng (nhà xuất khẩu) sẽ phải chịu các loại chi phí như thuế, chi phí hải quan, giấy phép xuất khẩu và quá cảnh, Export Security Clearance, các chi phí liên quan đến xin giấy phép.
- Chi phí của hoạt động kiểm soát, bao gồm chi phí đo lường, kiểm soát chất lượng, cân, đo, đếm, bao bì hàng hóa có nhãn phù hợp hay không.
- Các loại phí liên quan đến việc ký kết hợp đồng vận chuyển, vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu cho đến khi bốc dỡ hàng hóa và giao hàng cho người mua.
- Các loại chi phí cần thiết liên quan đến tài liệu và thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu và quá cảnh hàng hóa.
Đối với người mua
- Thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu tại cảng đến.
- Vận chuyển hàng hóa từ nơi xếp dỡ về kho của mình
- Chi phí tiền hàng hóa để chi trả cho người bán.
- Chi phí liên quan đến hàng hóa, tính từ lúc nhận được hàng hóa.
- Chi phí bổ sung trong trường hợp người mua hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đúng như trong hợp đồng.
- Chi phí về thủ tục nhập khẩu bao gồm chi phí hải quan, thuế, giấy phép nhập khẩu, Import Security Clearance và mọi chi phí liên quan đến việc xin giấy phép.
- Chi phí cần thiết để làm các tài liệu liên quan đến hoạt động thông quan nhập khẩu hàng hóa
- Cả bên xuất khẩu và nhập khẩu đều phải chịu những chi phí cần thiết trong điều kiện giao hàng và sẽ phải thanh toán các chi phí cần thiết trong điều kiện giao hàng DPU.
Ưu điểm và nhược điểm của điều kiện DPU
Về phần ưu điểm của điều kiện DPU
- Điều kiện DPU giúp phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên, giúp tránh tranh chấp xảy ra
- Người mua có thể dễ dàng kiểm soát quá trình vận chuyển cuối cùng, đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời điểm và đúng hạn.
Về phần nhược điểm của điều kiện DPU
- Người bán có thể phải chịu nhiều chi phí hơn so với các điều kiện giao hàng khác
- Ngoài ra, người bán còn phải chịu rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa cho đến khi hàng hóa được xếp dỡ.
Điểm khác nhau giữa Điều Kiện DPU và DAP theo Incoterms 2020
Mặc dù DPU và DAP có một số điểm tương đồng, chủ yếu là vì cả hai điều khoản này đều yêu cầu người bán chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận tại nước nhập khẩu, nhưng có thể phân biệt bằng các tiêu chí như địa điểm chuyển giao rủi ro và chi phí, trách nhiệm người bán, trách nhiệm người mua và tính linh hoạt:
DPU | DAP | |
Địa điểm chuyển giao rủi ro và chi phí | Người bán chịu trách nhiệm về chi phí.
Việc giao hàng được thực hiện sau khi hàng hóa đã được dỡ xuống tại địa điểm đã thỏa thuận. |
Người mua chịu rủi ro và chi phí
Việc giao hàng diễn ra khi hàng hóa đã sẵn sàng để dỡ xuống, nhưng không nhất thiết phải được dỡ xuống. |
Mức độ cam kết của người bán | Người bán có trách nhiệm bổ sung trong việc dỡ hàng | Người mua có trách nhiệm bổ sung trong việc xếp dỡ hàng |
Tính linh hoạt và sử dụng | Vì yêu cầu phải dỡ hàng, nên lựa chọn những địa điểm phù hợp hơn có thể thực hiện hoạt động dỡ hàng. | Linh hoạt hơn về mặt địa điểm giao hàng vì có thể là bất kỳ địa điểm nào ( ví dụ: cơ sở của người mua, kho hàng,…) |
Cần lưu ý những gì khi sử dụng điều kiện DPU
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng điều kiện DPU:
- Cung cấp đầy đủ các thông tin cụ thể như tên kho bãi, địa chỉ cụ thể, thông tin liên hệ của người nhận hàng…
- Thỏa thuận ngày giao hàng với người bán để không có sự chậm trễ nào trong quá trình vận chuyển.
- Phân chia, xác định trách nhiệm rõ ràng giữa người mua và người bán nhằm tránh những mâu thuẫn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Phân tích và thương lượng giá cả từ các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và ký hợp đồng trước khi có bất kỳ điều bất ngờ nào xảy ra.
- Thống nhất về thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua để dễ dàng giải quyết sự cố
- Mua bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Người bán và người mua nên thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản thanh toán, giải quyết tranh chấp và các phí phát sinh trong quá trình giao dịch.
Điều kiện giao hàng DPU là một lựa chọn phổ biến trong thương mại quốc tế. Hiểu rõ về DPU sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn điều kiện giao hàng cho các giao dịch của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý hoặc các công ty logistics.
Hi vọng với những thông tin về DPU là gì và những thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng DPU theo Incoterms 2020 mà chúng tôi – Phước An Logistics chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về điều kiện này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
—>>> Tham khảo thêm: EBS là phí gì? Những điều cần biết về phụ phí EBS
- Dịch vụ vận chuyển ván ép đi Campuchia - 10/02/2025
- Vận chuyển tủ điện đi Campuchia - 07/02/2025
- Gửi hàng từ Hải Phòng đi Thái Lan - 05/02/2025