Booking Confirmation là gì? Quy trình thực hiện booking cụ thể ra sao? Và tất tần tật những thông tin về Booking Confirmation sẽ được Vận chuyển Phước An giải đáp ngay tại bài viết bên dưới đây!
Booking Confirmation là gì?
Booking Confirmation là gì? Hiện nay, khái niệm Booking Confirmation không chỉ là thuật ngữ chuyên ngành của lĩnh vực vận chuyển mà còn được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành khác nhau như du lịch, khách sạn, nhà hàng,… đều có chung ý nghĩa là xác nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng.
Hiểu đơn giản, sau khi người thuê tàu và các hãng tàu/FWD đạt được thỏa thuận về giá cước, hãng tàu sẽ gửi lại một xác nhận với người thuê tàu rằng họ đã book được hay giữ được chỗ trên tàu/giữ được container để chở hàng hóa. Có được xác nhận booking tức là bạn đã có một lệnh yêu cầu cung cấp container rỗng. Xác nhận đó chính là Booking Confirmation hay Booking Note.
Booking Confirmation có thể được phát hành bởi Hãng tàu hoặc bởi FWD tùy thuộc chúng ta book giá cước với ai.
=> Như vậy, Booking Confirmation là danh từ chỉ việc xác nhận thủ tục đặt hàng trước của khách hàng đối với các hãng tàu.
Thông tin trên Booking Confirmation bao gồm những gì?
Khi kiểm tra thông tin trên Booking Confirmation, bạn cần lưu ý những thông tin sau:
Giải thích các thuật ngữ Tiếng Anh trên Booking Confirmation:
- Booking No: Số hiệu booking mà hãng tàu quy định riêng.
- Carrier: Hãng vận tải, hãng tàu cung cấp.
- Vessel/Voyage: Tên tàu và số hiệu của chuyến tàu chở hàng
- Port of receipt (POR): Địa điểm/cảng nhận hàng hóa
- Port of loading (POD): Địa điểm/cảng bốc dỡ hàng hóa
- Cut off date/time: Thời gian cắt máng, là thời gian kết thúc công việc bốc hàng hóa lên tàu, muộn hơn thời gian trên sẽ không load được hãng tàu nữa.
- Final Destination: Địa điểm/cảng giao hàng hóa cuối cùng
- Shipper: Người gửi hàng hóa ( thường là FWD booking tàu thay cho chủ hàng)
- Service Type/Mode: Phương thức giao nhận hàng hóa
- ETA/ETD Date: Ngày tàu bốc hàng hóa tại cảng và ngày tàu rời cảng
- Connection VSL/VOY: Tên tàu và số hiệu chuyến tàu khi chuyển tải hàng hóa
- Si cut off date: Thời gian gửi các thông tin để làm vận đơn đường biển Bill of Lading tới hãng tàu
- Commodity: Tên hàng hóa
- QTY/Type: Thông tin chi tiết về container bao gồm số cont, loại cont…
- Stuffing Place: Nơi đóng hàng hóa
- Payment Term: Hình thức/phương thức thanh toán giá cước.
Ai sẽ là người nhận Booking Confirmation ?
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về Booking Confirmation là gì? Vậy ai sẽ là người nhận Booking Confirmation?
Các đơn vị vận chuyển sẽ là người nhận Booking Confirmation từ shipper
Có hai trường hợp các đơn vị vận chuyển sẽ nhận được Booking Confirmation
- Trường hợp 1: Các shipper sẽ thông qua forwarder để gửi xác nhận đặt chỗ cho hãng tàu. Khi sử dụng dịch vụ của forwarder, giá booking sẽ rẻ hơn so với các shipper làm việc trực tiếp với hãng tàu. Ngoài ra, forwarder còn hỗ trợ các shipper làm các thủ tục hải quan tốt hơn so với shipper tự làm.
- Trường hợp 2: Shipper sẽ trực tiếp liên hệ với hãng tàu để xác nhận chỗ cho hãng tàu.
Quy trình thực hiện booking
Quy trình booking được thực hiện khá đơn giản, không quá khó khăn. Hiện nay, có rất nhiều công ty Forwarder hoặc các nhân viên kinh doanh bên các công ty vận chuyển am hiểu rất rõ về quy trình thực hiện booking và có thể tư vấn cho bạn. Do đó, thay vì quá lo lắng về quy trình thực hiện booking thì bạn nên chú ý đến các thông tin mà bạn cung cấp trong quá trình này, vì nó sẽ quyết định trực tiếp đến việc vận chuyển hàng hóa của bạn sau này.
Quy trình thực hiện booking hàng hóa gồm 3 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Sau khi thỏa thuận về thời gian cũng như giá cước vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ liên hệ với công ty vận chuyển để yêu cầu đặt trước chỗ trong hãng tàu, được ghi cụ thể trên Booking Request. Thủ tục bao gồm các thông tin cơ bản về hàng hóa như tên, khối lượng hàng hóa, các thông tin về cảng đi, cảng đến, thời gian, địa điểm giao hàng cụ thể,…
- Bước 2: Khi các thông tin đã được điền đầy đủ và cả 2 bên doanh nghiệp và công ty vận chuyển làm việc với nhau xong thì sẽ cùng nhau vận chuyển hàng hóa đó.
- Bước 3: Xác nhận thông tin liên hệ với hãng tàu đề nhận lệnh cấp container rỗng để đóng hàng hóa vào và vận chuyển.
Những lưu ý về Booking Confirmation
Các loại Cut – off trên Booking Cofirmation
Cut – off là các công việc, những thông tin, các hồ sơ chứng từ cho hãng tàu phải được hoàn thành trước thời gian này.
Trên tờ booking sẽ có các cut – off sau:
Cut – off S/I: Thời hạn cuối cùng mà shipper phải gửi nội dung cho hãng tàu
Cut – off VGM: Thời hạn cuối cùng mà shipper gửi phiếu cân container về cho hãng tàu
Cut – off draft Bill of Lading: Người nhập khẩu phải xác nhận nội dung của B/L nháp với hãng tàu trước thời gian này
Cut – off CY: Người xuất khẩu phải giao hàng đến nơi hạ container theo quy định và làm thủ tục hải quan, thông quan hàng xuất “Vào sổ tàu”. Nếu không kịp sẽ gọi là rớt hàng, rớt tàu, rớt cont.
Booking Confirmation phải được gửi đầy đủ cho các bên
Một lưu ý quan trọng mà không thể bỏ qua chính là Booking Confirmation phải được gửi đầy đủ cho các bên
- Kho: Khi nắm được thông tin trên Booking Confirmation thì kho sẽ chuẩn bị hàng cẩn thận và phương tiện đóng hàng.
- Đơn vị vận chuyển: Tiến hành kéo container rỗng về kho để đóng hàng
- Bộ phận khai hải quan: Dựa vào thông tin trên Booking Confirmation sẽ tiến hành lên tờ khai hải quan.
- Bộ phận chứng từ: Sử dụng Booking Confirmation để làm bill.
Mong rằng với những thông tin mà Vận chuyển Phước An chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Booking Confirmation là gì và quy trình thực hiện booking. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được chúng tôi giải đáp, hãy gọi ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé!
—->>> Tham khảo thêm: Booking Note Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Booking Note
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024