Vận Tải đường biển có bao nhiêu loại phí và phụ phí khác nhau. Bạn đang tìm hiểu về vấn đề này? vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi – Vận Chuyển Phước An nhé. Bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại phí trong vận tải đường biển nhé
Lý do xuất hiện các loại phí vận tải đường biển
Việc phát sinh phụ phí thường đến từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng thường gặp nhất là bởi những lý do như:
- Mùa cao điểm
- Quy định khoản phí bắt buộc khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóa
- Quy định của Cơ quan hải quan nước nhập khẩu
- Giá nhiên liệu tăng
- Cảng bị trì hoãn
Các loại phí chính trong vận tải đường biển phổ biến hiện nay
Phí O/F – Ocean Freight
Ocean Freight Loại phí này là chi phí cơ bản nhất, bao gồm phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Phí cước vận chuyển thường được tính dựa trên trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa, loại container và tuyến đường vận chuyển.
Phí DOC – Phí chứng từ
Phí chứng từ – hay còn gọi là phí phát hành Bill of Lading. Đây là một trong những loại phí trong vận tải đường biển phổ biến nhất hiện nay. Khi phía các Forwarder và các hãng tàu phát hành vận đơn đường biển B/L (Bill of Lading) thì chủ hàng/doanh nghiệp sẽ trả chi phí để làm các vận đơn và chứng từ này.
Phí CFS – Phí xếp dỡ và quản lý của kho hàng tại cảng
Phụ phí CFS là khoản chi phí được thu bởi Cơ quan hải quan tại cảng vào các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng và tại kho CFS đối với mặt hàng lẻ.
Phí THC – Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Phụ phí THC là khoản phí được thu trên mỗi container, nhằm bù vào các chi phí của hoạt động làm hàng hóa tại cảng như xếp dỡ và tập kết hàng hóa lên cont…
Phí Handling – Phụ phí xử lý hàng hóa
Phụ phí xử lý hàng hóa (Handling) là phí do hãng tàu hoặc forwarder thu nhằm bù đắp phí tổn cho các công việc thực hiện lô hàng hóa như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm thủ tục D/O, phí làm bản kê khai hải quan (manifest),…
Một điều cần lưu ý là bạn cần phân biệt và hiểu rõ về phụ phí xử lý hàng hóa Handling và phụ phí xếp dỡ tại cảng THC vì tên gọi của hai loại phụ phí này khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người
Tham khảo thêm video về Các Loại Phí Trong Vận Tải Đường biển hiện nay của chúng tôi
Phí CIC – Container Imbalance Charge
Phí CIC là một trong những loại phí cũng rất là quan trọng trong các loại phí trong vận tải – chuyển đường biển. Loại phí này là phí mất cân bằng container
Phí CCF – Cleaning Container Fee
Phí CFF là loại phí vệ sinh container. Loại phí này khá quan trọng đối với việc nhập khẩu bằng đường biển
Phí EBS – Emergency Bunker Surcharge
Phí EBS là phụ phí xăng dầu phát sinh được áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu bằng vận tải đường biển. Phụ phí này chỉ áp dụng cho các tuyến vận chuyển hàng đi Châu Á. Còn đối với các tuyến hàng vận chuyển đến Châu u thì họ sẽ áp dụng phí ESD (Entry Summary Declaration)
Các loại phụ phí trong vận tải đường biển hiện nay
- Phí AMS – Phí truyền dữ liệu cho hải quan cho hàng hóa đi Canada, Mỹ
- Phí AFR – Phí truyền dữ liệu cho hải quan đối với hàng hóa đi Nhật Bản
- Phí AFS – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc
- Phí ENS – Phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU)
- Phí ISF – Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ cho Consignee
Và một số loại phí/phụ phí khác như: phí lệnh giao hàng D/O, phí phát hành Bill Of Lading, DEM, DET, phụ phí nhiên liệu BAF – ( Xem thêm về Phí BAF là gì?), phí mất cân bằng Container CIC, phụ phí giảm thải lưu huỳnh LSS
Ngoài các loại phí và phụ phí vận chuyển đường biển phổ biến trên, còn một số loại phu phí khác khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:
- Phí PCS – Port Congestion Surcharge
- Phí PSS – Peak Season Surcharge
- Phí SCS – Suez Canal Surcharge
- Phí COD – Change of Destination
- Phí DDC – Destination Delivery Charge
- Phí GRI – General Rate Increase
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường biển
Ngoài các loại phí trên, chi phí vận tải đường biển còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như:
- Khối lượng và kích thước hàng hóa: Hàng hóa càng nặng, cồng kềnh thì chi phí càng cao
- Loại hàng hóa: Các hàng đặc biệt, hàng lạnh thường có phí cao hơn so với các hàng thông thường
- Tuyến đường vận chuyển: Các tuyến đường xa, khó đi hơn thường sẽ phát sinh các chi phí khác.
- Thời gian vận chuyển: thời gian vận chuyển càng nhanh thì chi phí càng cao
- Thị trường: Cung cầu trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận chuyển
- Biến động tỷ giá: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, đặc biệt là với các giao dịch quốc tế.
Cách giảm thiểu chi phí vận tải đường biển
- Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín: bạn nên sánh giá cả và dịch vụ của nhiều nhà cung cấp, sau đó lựa chọn đơn vị phù hợp với ngân sách với kế hoạch của mình.
- Tối ưu hóa khối lượng hàng hóa: Bạn nên tối ưu không gian trong container, hoặc có thể ghép hàng để tiết kiệm chi phí.
- Lựa chọn tuyến đường phù hợp: So sánh các tuyến đường khác nhau để tìm ra tuyến đường có chi phí thấp nhất.
- Đàm phán: Đàm phán với nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất.
- Vận chuyển hàng hóa vào mùa thấp điểm: Tránh vận chuyển hàng hóa vào mùa cao điểm để giảm chi phí.
Hiểu rõ về các loại phí trong vận tải đường biển là rất quan trọng để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể lên kế hoạch và quản lý chi phí hiệu quả. Bằng cách áp dụng những kiến thức đã được chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa và giảm thiểu chi phí.
Trên đây là những thông tin về các loại phí trong vận tải đường biển phổ biến hiện nay mà chúng tôi – Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ với bạn! Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác cần được nhân viên của chúng tôi giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất!
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024