
DDC là phí gì? Ai là người quy định phí DDC? Và bên nào cần trả phụ phí ngoài DDC cho bên nào? Tất tần tật những câu hỏi này sẽ được Chúng tôi – Vận chuyển Phước An giải đáp ngay tại bài viết bên dưới đây!
DDC là phí gì?
DDC là gì? DDC là phí được viết tắt của cụm từ Destination Delivery Charge, được hiểu đơn giản là phụ phí giao hàng tại cảng đến. Không giống như tên gọi được thể hiện, phụ phí này không hề liên quan đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp khoản chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (Terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phụ phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.
Ai quy định phí DDC? Bên nào cần trả phụ phí ngoài DDC cho bên nào?
Thông thường, khi các hãng tàu xuất mã vận đơn cho người gửi hàng, họ sẽ tính thêm phí DDC cho người gửi hàng. Không chỉ đơn giản là phát hành vận đơn và tính tiền, các hãng tàu còn phải thực hiện những việc như thông báo vận đơn cho đại lý nước ngoài, quản lý đơn hàng, theo dõi đơn hàng thường xuyên,…
—->>> Tham khảo thêm: ENS Là Phí Gì? Những Điều Cần Biết Về Phụ Phí ENS
Trong các hoạt động xuất nhập khẩu, các khoản phí dưới đây sẽ được tính vào phí DDC:
- Phí chuyển phát nhanh (Courier Fee): là phí vận chuyển đối với vận đơn gốc.
- Phí sửa chữa (Amendment Fee): là phí sửa chữa vận đơn nếu có sai sót xảy ra. Đối với chi phí này, thực tế có hai mức, đó là thời gian trước khi tài xế dừng và thời gian sau khi lập bản kê khai. Mỗi khu vực sẽ có quy định riêng về phí này.
- Phí phát hành (Release Fee): Là phí giao hàng hóa để nộp vận đơn.
Một số loại phụ phí khác thường được dùng trong vận tải đường biển
Bên cạnh phụ phí giao hàng tại cảng đến – DDC thì bạn cần tham khảo thêm một số loại phụ phí khác, cụ thể như:
Phụ phí Handling (Handling Fee)
Handing Fee là phụ phi do các Forwarder đặt ra để thu Shipper/Consignee. Để hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng nói cho người khác hiểu thì khó. Phí Handling là phụ phí được tính cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam, nhằm thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành D/O, B/L cũng như các giấy tờ, chứng từ liên quan…
Phụ phí THC (Terminal Handling Charge)
THC là khoản phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng và là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, bao gồm các hoạt động như: xếp dỡ hàng hóa, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thường thấy, cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu, sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí này gọi là phí THC. Đây là một trong những loại phí phổ biến nhất trong vận tải đường biển hiện nay.
Phụ phí ANB
ANB là phụ phí bắt buộc do hải quan Canada, Mỹ và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada,.. Phí ANB tương tự như phí AMS nhưng áp dụng cho các nước Châu Á.
Phụ phí AMS (Advanced Manifest System Fee)
Phí AMS là phụ phí được viết tắt từ cụm từ Automated Manifest System Fee. Khoản phí này bắt buộc áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu và làm thủ tục vận chuyển tại tại Mỹ. Thực tế, AMS là tên của thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo với mọi lô hàng hóa đi vào thị trường nước này.
Phụ phí B/L (Bill of Lading Fee)
Đây là phụ phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
Trên đây là những thông tin về các loại phụ phí thường gặp trong quá trình vận tải bằng đường biển. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm DDC là phí gì và những thông tin liên quan đến phụ phí DDC trong xuất nhập khẩu. Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vui lòng liên hệ đến nhân viên tư vấn của Chúng tôi – Phước An để được hỗ trợ nhanh nhất!
—>>> Xem thêm: Thu hộ là gì?
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023