AFS là phụ phí khai báo trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu hoặc các phương tiện chuyên chở. Áp dụng cho hàng hoá được nhập khẩu vào Trung Quốc. Vậy AFS là phí gì? Mức phí AFS cụ thể là bao nhiêu? Cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến phí AFS thông qua bài viết dưới đây nhé!
AFS là phí gì?
AFS là phí được viết tắt từ Advance Filing Surcharge hay còn được gọi là phụ phí khai báo trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu hoặc các phương tiện chuyên chở. Loại phí này được áp dụng cho việc hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Thường thì phí AFS sẽ do các hãng tàu thu khi hàng hóa được bốc xếp lên trên tàu.
Ngoài ra, Phụ phí AFS được thu với mục đích giúp cho việc cập nhật các thông tin về xuất nhậu khẩu và đảm bảo được an ninh của Hải Quan Trung Quốc hiện nay. Cụ thể, thông tin khai báo của phí AFS khá đơn giản bao gồm: Thông tin người bán, thông tin người mua, thông tin về sản phẩm, số lương sản phẩm,…..
Cách Tính phí AFS
Mức phí AFS sẽ được tính theo từng lô hàng. Công thức tính phí AFS cụ thể như sau:
Phí AFS = Trọng lượng hàng hoá (KG) x Mức phí AMS
Lưu ý: Công thức tính phí AFS chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ về mức phí AFS, hãy liên hệ với các đơn vị forwarder hoặc hãng tàu
Ví dụ về Phí AFS:
Bạn đang có lô hàng cần vận chuyển từ Hồ Chí Minh sang Trung Quốc có trọng lượng là 100 KG. Hãng tàu quy định mức phí AFS cần đóng là 0.4 USD/KG. Như vậy, phí AFS được tính như sau: Phí AFS = 100 X 0.4 = 40 USD
Thông thường, mức phí AFS phải đóng, trung bình từ khoảng 30$ đến 40$ cho mỗi lô hàng. Phí này được tính cho toàn bộ lô hàng và không phụ thuộc vào số lượng container.
Phí AFS đối với hàng hóa xuất sang Trung Quốc cũng sẽ tương tự như phí AMS hay phí AFR áp dụng cho nước Mỹ hay các nước châu Âu. Vậy nên thông tin về phí AFS sẽ không được thể hiện trên invoice trong đa số các trường hợp mà FWD có thể báo thông tin như phí AMS và bạn cũng có thể hiểu rằng đó chính là loại phí này. Bên cạnh đó, các forwarder có thể cộng dồn phí AFS vào chung với phí cước biển hoặc các khoản phụ phí.
Ai là đối tượng thu phí và chịu phí AFS?
Đối tượng thu phí AFS thường sẽ là các hãng tàu có dịch vụ vận chuyển hàng sang Trung Quốc. Đối tượng chịu phí AFS sẽ là forwarder hoặc chủ hàng. Việc ai bị thu phí AFS sẽ phụ thuộc vào việc chủ hàng thuê tàu qua các forwarder hay chủ hàng trực tiếp làm việc với hãng tàu.
—->>>> Tham khảo thêm: AMS Là Phí Gì? Mức Thu Phí AMS Là Bao Nhiêu?
Đây là vấn đề mà bạn cần đặc biệt chú ý bởi việc đảm bảo lô hàng xuất khẩu thành công thì bạn cần phải nộp phí AFS đúng người và việc hiểu rõ về phí AFS cũng sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có.
Trong thực tế, đối tượng thu phí AFS được chia làm 2 nhóm:
- Các forwarder: Nếu bạn là chủ hàng muốn xuất khẩu nhưng book hàng qua các forwarder thì đây sẽ được gọi là phí AFS địa phương. Sau khi thu phí xong, các forwarder sẽ đóng cho người quản lý cuối của các hãng tàu vận chuyển. (Tham khảo thêm về Forwarder là gì?)
- Nhóm còn lại là các hãng tàu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây mới là đơn vị cuối cùng nhận phí AFS. Vậy nên nếu bạn book hàng trực tiếp với các hãng tàu thì sẽ phải đóng luôn phí AFS cho hãng đó.
Việc khai báo phí AFS được diễn ra như thế nào?
Các bước khai báo AFS sẽ được diễn ra như sau:
Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến lô hàng cần xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm:
- Tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng và kích thước của hàng
- Mã HS Code
- Thông tin về số container, số booking, hãng tàu
- Thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu, mã số thuế.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai AFS bằng hệ thống khai báo trực tuyến của hải quan Trung Quốc hoặc hãng tàu.
Bước 3: Kiểm tra thông tin đã điền và tiến hành nộp tờ khai
Bước 4: Sau khi tờ khai đã được truyền đi, nếu chấp nhận, hệ thống sẽ cấp cho bạn một mã. Bạn sẽ lưu giữ mã này để làm bằng chứng trong quá trình thông quan hàng hoá.
Làm thế nào để tránh phí AFS?
Phí AFS là một khoản phụ phí cần thiết để đảm bảo an ninh khi nhập khẩu hàng hóa tại cảng hoặc sân bay của Trung Quốc. Vậy làm sao để tránh hoặc giảm phí AFS?
- Gom nhiều lô hàng khác nhau từ nhiều chủ hàng khác nhau, để tiết kiệm chi phí AFS cho mỗi lô hàng.
- Sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng đi Trung Quốc trọn gói tại các đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Nên gửi hàng vào những thời điểm thấp điểm.
Hy vọng với những thông tin mà Vận chuyển Phước An cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp bạn gỡ rối được thắc mắc về định nghĩ AFS là phí gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ ngay đến nhân viên của Phước An để được tư vấn nhanh chóng bạn nhé!
—->>> Tham khảo thêm: BAF là phí gì?
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024