To order là loại vận đơn được lập theo lệnh. Tức là hàng hoá trong vận đơn chỉ được giao cho người nhận khi có lệnh ký hậu của người gửi hàng hoặc lệnh của người nhận hàng hoặc lệnh của một đơn vị nào đó có thẩm quyền ra lệnh. Để hiểu rõ hơn về To order là gì? Hãy cùng Vận chuyển Phước An chúng tôi khám phá ngay bài viết sau đây.
To order là gì?
To order là vận đơn được lập theo lệnh. Hàng hoá trong vận đơn chỉ được giao cho người nhận khi có lệnh ký hậu của người gửi hàng hoặc theo lệnh của người nhận hàng hoặc theo lệnh của một đơn vị có thẩm quyền ra lệnh. Người có quyền nhận hàng có thể lấy hàng hoặc chuyển nhượng quyền đó cho người khác.
Vận đơn theo lệnh có thể được lập theo lệnh ký hậu để trống – vô danh hoặc chỉ đích đanh. Trên vận đơn đích danh, tên của người nhận sẽ được ghi rõ và vận đơn vô danh sẽ không ghi tên của người nhận hàng, điều này cho phép chủ hàng chuyển nhượng quyền sở hữu hàng một cách linh hoạt
Phân loại vận đơn theo lệnh (To order)
Ở trên chúng ta cũng đã hiểu sơ lược về to order là gì. Thực tế hiện nay, vận đơn theo lệnh To order sẽ được phân thành 3 loại như sau:
Vận đơn theo lệnh của người nhận hàng (To order of importer)
Người nhận hàng là người được uỷ quyền nhận hàng ban đầu. Và người nhận hàng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá cho người khác bằng cách ký hậu uỷ quyền ở mặt sau vận đơn.
Khi đó, mục “Consignee” trên vận đơn sẽ ghi: “To order of…(tên, địa chỉ và số điện thoại của importer)
—>>> Tham khảo thêm: Consignee Là Gì? Mối Liên Hệ Giữa Consignee Và Notify Party
Ví dụ: Công ty bạn mua hàng từ một công ty A ở Hàn Quốc và bán cho công ty B ở Việt Nam. Trường hợp này, bạn muốn công ty B nhận hàng trực tiếp ở cảng nên yêu cầu công ty A ghi mục Consignee:”To order of B” còn công ty B ghi ở mục Notify Party.
Lúc này khi hàng đã tới cảng nhập thì công ty B sẽ phải được bạn ký hậu lên vận đơn mới nhận hàng được. Thông thường thì công ty B phải trả tiền hàng xong thì bên bạn mới ký hậu chuyển nhượng vận đơn.
Vận đơn theo lệnh của người gửi hàng (To order of shipper)
Đối với loại vận đơn này, mục “Consignee” trên vận đơn sẽ được ghi là “To order of shipper” hoặc chỉ ghi “To order” hoặc để trống không ghi bất kỳ thông tin gì, để người bán có thể chỉ định người nhận hàng.
Ví dụ: Bạn đang bán hàng cho công ty A tại Trung Quốc, trường hợp này bạn chưa nhận toàn bộ tiền thanh toán và bạn chưa đủ tin tưởng người mua nên sẽ phát hành vận đơn ký hậu để trống consignee. Điều này đồng nghĩa với việc bạn là người bán vẫn phải hoàn thành trách nhiệm giao hàng lên tàu nhưng bạn chưa chỉ định người mua được nhận hàng mà vẫn có quyền khống chế lô hàng. Khi công ty A thanh toán cho bạn tiền hàng thì bạn sẽ ký hậu bộ vận đơn gốc để chuyển quyền nhận hàng cho công ty nhập khẩu.
Vận đơn theo lệnh của ngân hàng mở L/C (To order of a issuing bank)
Khi vận đơn được phát hành theo lệnh của ngân hàng mở L/C, mục “Consignee” trên vận đơn sẽ được ghi “To order of ngân hàng A”.
—>>> Tìm hiểu chi tiết về L/C hơn tại: https://vanchuyenphuocan.com/lc-la-gi.html
Ví dụ: Công ty bạn khi nhận được L/C do ngân hàng của công ty nhập là công ty bạn phát hành thì tiến hành giao hàng và sử dụng vận đơn theo lệnh của ngân hàng mở L/C do bên bạn ký quỹ, Và khi hàng đã tới cảng nhập, bạn sẽ phải thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng mở L/C mới lý hậu vận đơn để chuyển quyền nhận hàng cho bạn.
Hy vọng với những thông tin được Vận chuyển Phước An chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về To order là gì cũng như các loại vận đơn được phát theo lệnh
- Dịch vụ vận chuyển sắt thép đi Thái Lan uy tín - 21/11/2024
- Vận chuyển dây điện đi Thái Lan uy tín, chuyên nghiệp - 20/11/2024
- Dịch vụ vận chuyển nông sản đi Thái Lan uy tín - 19/11/2024