Vải dệt kim là mặt hàng khá thông dụng và được sử dụng phổ biến ở nước ta. Dựa trên nhu cầu sử dụng vải dệt kim nhập khẩu ngày càng tăng mạnh kéo theo hoạt động nhập khẩu vải may mặc cũng diễn ra vô cùng sôi động. Do đó, để nhập khẩu được loại vải này dễ dàng, đòi hỏi bạn phải nắm rõ thủ tục, quy trình cũng như một số nguyên tắc trong ngành nhập khẩu hàng hóa. Hãy cùng chúng tôi – Vận chuyển Phước An tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu vải dệt kim chi tiết nhất thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
Vải dệt kim là gì?
Vải dệt kim chắn hẳn là loại vải khá quen thuộc với những người làm việc trong lĩnh vực may mặc. Đây là loại vải được tạo nên bởi sự liên kết một hệ các vòng sợi với nhau. Các vòng sợi (mắt sợi) được liên kết với nhau nhờ kim dệt giúp giữ vòng sợi cũ trong khi một vòng sợi mới được hình thành ở phía trước của vòng sợi cũ. Tiếp đó, vòng sợi cũ phải được luồn qua vòng sợi mới để tạo thành vải dệt kim.
Vải dệt kim là loại vải sở hữu sự mềm mại nhằm mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho làn da của người mặc. Nhờ công nghệ dệt có độ liên kết chặt chẽ nên vải dệt kim có chất liệu cực thông thoáng nhưng vẫn có độ giãn nhất định cho người mặc.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, vải dệt kim được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc hiện nay. Loại vải này phù hợp để may túi xách, áo khoác, áo jacket hoặc balo. Do đó, nếu các doanh nghiệp đang có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim thì hãy tham khảo các bước làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim ở ngay bên dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý thủ tục nhập khẩu vải dệt kim hiện nay
Để có thể nhập khẩu được vải dệt kim về thị trường Việt Nam, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các quy định về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tại Thông tư 21/2017/TT-BCT .
Sau khi tham khảo thật cụ thể nội dung của Thông tư 21/2017/TT-BCT thì bạn hoàn toàn có thể thấy rõ rằng chỉ khi đưa sản phẩm vải dệt kim ra thị trường thì mới phải cần làm công bố hợp quy, còn khi nhập khẩu loại vải này về thị trường Việt Nam thì chưa có quy định cần phải làm công bố.
Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu đối với vải dệt kim
Thông thường, để có thể xác định đúng chính sách, thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào thì bạn cũng cần phải nắm chính xác mã số HS của mặt hàng đó. Cụ thể, đối với mã HS Code của vải dệt kim, khổ rộng thì bạn có thể tham khảo nhóm 60053790. Loại vải dệt kim được tổng hợp từ 100% polyester đã nhuộm, có khổ 1,27m và trọng lượng 47g/m2. Vải dệt kim có thuế nhập khẩu ưu đãi là 12%, thuế giá trị gia tăng VAT là 10%, ℅ Form E là – – 5% và Form D là 0%.
Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim chi tiết hiện nay
Vải dệt kim là mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, do đó, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục hải quan thông quan mặt hàng này giống như như các sản phẩm thông thường khác. Dưới đây là quy trình các bước khai báo hải quan, làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim mà Phước An muốn chia sẻ với bạn, gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim
Hồ sơ hải quan để làm thủ tục nhập khẩu Vải dệt kim sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
—->>> Tham khảo thêm: Thủ Tục Nhập Khẩu Pa Lăng Điện, Máy Tời Điện Chi Tiết
Bộ hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ quan trọng như:
- Vận đơn Bill of Lading
- Tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O nếu có
- Hóa đơn thương mại Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói hàng hóa Packing List
- Các mẫu giấy tờ, chứng từ khác (nếu có)
Bước 2: Tiến hành khai tờ khai hải quan nhập khẩu vải dệt kim
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quan trọng đã được liệt kê ở trên, doanh nghiệp cần tiến hành khai tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, tức là khai báo và truyền dữ liệu thông qua mạng internet.
Bước 3: Thông quan và kéo hàng về kho bảo quản
Sau khi hoàn tất quá trình khai báo và truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in bộ chứng từ và tờ khai và đến chi cục hải quan để tiến hành đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai hải quan để thực hiện các bước tiếp theo.
- Nếu là luồng xanh thì có thể thông quan hàng hóa ngay. Sau đó, chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và tiến hành lấy hàng về.
- Nếu là luồng vàng, bạn cần mang hồ sơ giấy đến cho Cơ quan hải quan kiểm tra.
- Nếu là luồng đỏ thì Hải quan sẽ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa của bạn
Nếu kết quả đạt yêu cầu thì cần tiến hành bổ sung kết quả cho Cơ quan hải quan để thông quan lô hàng vải dệt kim nhanh chóng.
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim
Ngoài việc nắm rõ quy trình, thủ tục nhập khẩu vải dệt kim thì bạn cũng cần lưu ý một số nội dung quan trọng để tránh gặp phải những sự cố không đáng có trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu vải dệt kim hiện nay.
- Hàng hóa chỉ được thông quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước
- Chứng nhận xuất xứ % là các chứng từ khá quan trọng, có thể ảnh hưởng đến số thuế nhập khẩu
- Vải may mặc đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Nếu bạn muốn nhập khẩu thì cần phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng phế liệu;
- Vải may quần áo sau khi đã may quần áo thì cần phải làm công bố Fomandehit.
Nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển vải dệt kim từ các nước Lào – Campuchia hay Thái Lan về Việt Nam thì có thể tham khảo ngay dịch vụ sau của chúng tôi:
- Vận chuyển hàng từ lào về Việt Nam
- Gửi hàng từ thái lan về Việt Nam giá rẻ
- Vận chuyển hàng từ campuchia về Việt Nam giá rẻ
Trên đây là bài viết tổng hợp về quy trình, thủ tục nhập khẩu vải dệt kim mà chúng tôi – Phước An Logicstics muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin từ bài viết trên sẽ thật sự hữu ích đối với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất nhé.
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024