Theo thống kê của Cục Hải quan, hàng hoá được nhập khẩu từ Lào về Việt chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu như ngô, gỗ, cao su,…Và thủ tục nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam luôn là vấn đề được các thương nhân cả hai nước quan tâm. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc thủ tục nhập hàng từ Lào về Việt Nam bao gồm những gì chưa? Để nhập khẩu hàng hoá từ Lào về Việt Nam đòi hỏi bạn phải có đầy đủ hồ sơ, giấy phép, phương thức thanh toán, khai bao hải quan,…Bài viết sau đây, Chúng tôi – Vận Chuyển Phước An sẽ giúp các bạn hình dung một cách chi tiết về thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam.
Các loại hàng nào cần làm thủ tục nhập khẩu từ Lào về Việt Nam
Hàng hoá được nhập từ Lào về Việt Nam để phục vụ cho việc kinh doanh ngày càng nhiều. Số lượng hàng này được các doanh nghiệp nhập về để bán trong thị trường Việt Nam hoặc phục vụ cho quá trình sản xuất của mình.
—>>>> Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ: Vận chuyển hàng từ Lào về Việt Nam giá rẻ
Một số loại hàng phổ biến được nhập khẩu có thể được kể đến như:
- Hàng mỹ phẩm: sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da,…
- Hàng thiết bị điện tử, thiết bị thể thao, dụng cụ nhà bếp,..
- Gỗ: Gỗ được đánh giá là mặt hàng được nhập khẩu nhiều trong những năm gần đây vì nhiều xưởng sản xuất cần nguyên liệu để sản xuất nội thất, các đồ dùng từ gỗ
- Lương thực, thực phẩm từ Lào
Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng có thể nhập khẩu vào Việt Nam. Vì thế, bạn cần tìm hiểu hàng hoá của mình có nằm trong danh sách hàng cấm, hàng khó nhập khẩu hay không để kịp thời xin giấy phép nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam bao gồm những gì?
Tuỳ vào mỗi loại hàng hoá khi nhập từ Lào về Việt Nam sẽ có những loại giấy tờ và thủ tục khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì đều sẽ được thực hiện theo các thao tác sau:
Bước 1: Nhận thông báo hàng đến, kiểm tra chứng từ
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Hoá đơn thương mại (Invoice): trong hoá đơn thương mại thường chứa thông tin liên hệ người bán hoặc nhà cung cấp dịch vụ, phải nêu rõ được giá trị hàng trên hoá đơn.
- Bảng liệt kê chi tiết hàng hoá (Packing list)
- Giấy phép xuất khẩu: là văn bản được xác nhận bởi cơ quan thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp hoặc cá nhân được phép nhập khẩu hàng hoá quốc tế vào Việt Nam
- Thông báo hàng đến (Arrival Notice)
- Các loại chứng từ khác (nếu có)
Bộ chứng từ này người bán sẽ gửi về cho người mua và khi hàng chuẩn bị tới cảng thì bên hãng tàu sẽ gửi thông báo đến cho người mua. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp sai sót xảy ra nên đòi hỏi người mua phải kiểm tra bản nháp trước khi bản gốc được gửi về Việt Nam để tránh mất thời gian cả đôi bên.
Bước 2: Khai báo hải quan điện tử tờ khai nhập khẩu
Nếu là lần đầu nhập khẩu hàng hoá thì bắt buộc bạn phải cập nhật thông tin cho Tổng cục hải quan và mua token có chức năng khai báo hải quan. Tiếp theo, bạn cần phải đăng ký tài khoản User Code, Password, Terminal ID và Terminal Access Key. Tất cả việc này bạn phải thực hiện trên website của hải quan. Khi đã có thông tin trên, nhân viên chứng từ sẽ lên tờ khai, khai báo thủ tục trên phần mềm khai báo hati quan điện tử (ECUS5 VNACCS)
Sau khi được kiểm tra thông tin của hàng hoá thì người khai báo sẽ nhận được kết quả phân luồng từ hệ thống hải quan điện tử:
- Luồng xanh (số 1): Cho phép hàng hóa được thông quan mà không cần chứng từ.
- Luồng vàng (số 2): Người nhập khẩu cần mang chứng từ gốc đến cho cơ quan hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ (số 3): Là hiệu lệnh của cơ quan hải quan bắt buộc phải kiểm hàng hóa trong kho ngoại quan
Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng
Sau khi có tờ khai phân luồng, bạn sẽ phải nộp thuế thông quan và trình sang hải quan cổng, bãi. Có 3 cách để đóng thuế là thanh toán điện tử, nộp qua ngân hàng hoặc nộp qua kho bạc. Đồng thời, lấy lệnh giao hàng.
Để lấy được lệnh giao hàng, bạn cần phải có những giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu của Công ty nhận hàng trên thông báo hàng đến
- Thông báo hàng đến (Arrival Notice)
- Bill of Lading (Vận đơn)
Lưu ý: Với hàng Container thì bạn cần phải có những giấy tờ đi kèm như:
- Giấy hạ container
- Giấy mượn container
- Hạn lệnh giao hàng
- Đặc biệt là hoá đơn
Quy nhiên quá trình làm thủ tục hải quan khá phức tạp về mặt giấy tờ và trình kỳ nên nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tìm đến các đơn vị hỗ trợ làm thủ tục hải quan có kinh nghiệm làm thay.
Bước 4: Mở tờ khai, làm thủ tục thông quan lấy hàng
Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ để làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu
Bước 5: In phiếu giao nhận hàng hoá, thanh lý và lấy hàng
Sau khi tờ khai được thông quan trên website Tổng cục Hải quan, bạn vào mục in danh sách mã vạch Container nhập thông số và in mã vạch tờ khai và phiếu giao nhận hàng hoá. Sau đó mang 2 mã vạch đi thanh lý Hải quan giám sát.
Khi thanh lý xong thì đưa phiếu giao nhận hàng hoá + giấy hạ rỗng cho xe vào lấy hàng.
Bước 6: Nhận lại tiền mượn container (nếu có)
Bước 7: Hoàn tất hồ sơ và quyết toán ngân hàng
Sau khi hoàn thành hết thủ tục, nhân viên sẽ tiến hành tập hợp hết hồ sơ, tờ khai hải quan để lưu lại. Bên cạnh đó, mang một bộ hồ sơ đến ngân hàng để xác nhận thanh toán.
Bên trên là toàn bộ thông tin thủ tục nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy quy trình thủ tục nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam quá rườm rà và phức tạp. Bạn chưa có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi – Vận chuyển Phước An qua HOTLINE để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024