Bạn là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp? Bạn đang muốn tìm hiểu về ngành Logistics nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn đang thắc mắc ngành Logistics là gì, cơ hội việc làm ngành Logistics và các vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận, mức thu nhập cho ngành này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết được công ty Vận chuyển Phước An chia sẻ dưới đây.
Ngành Logistics là gì?
Ngành Logistics là được hiểu là chính là dịch vụ vận chuyển hàng hoá tối ưu nhất từ nơi sản xuất cung ứng đến tay người tiêu dùng.
Những công ty trong trong lĩnh vực logistics phải lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hoá, dịch vụ hay thông tin liên quan tới nguyên liệu vật tư và sản phẩm cuối cùng, từ điểm xuất phát tới tiêu thụ, nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể dễ hiểu hơn Logistics đóng vai trò như một “Hậu cần” khi nó là một tập hợp các bước chuẩn bị để quá trình vận chuyển được diễn ra một cách thuận lợi, thoả mãn yêu cầu khách hàng.
Ngoài ra ngành logistics đươc hiểu là ” Hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Tham khảo thêm video giải đáp về ngành logistics là gì?
Tầm quan trọng của ngành logistics trong đời sống hiện nay
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia phát triển về mọi ngành kinh tế. Các hoạt đông giao thương, buôn bán hàng hoá được diễn ra thường xuyên hơn. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi chuỗi logistics hoạt động liên tục. Logistics trở thành yếu tố quan trọng trong việc thúc việc giao dịch hàng hoá giữa các nền kinh tế diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn. Giúp tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên nền kinh tế thế giới.
Ngành Logistics học gì?
Hiện nay, ngành Logistics được rất nhiều trường đại học đào tạo, có thể kể đến như: Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân,…Hầu hết, các trường đại học đào tạo ngành Logistics đều thực hiện đào tạo sinh viên ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về việc quản lý chuỗi ứng với nhiều hình thức vận tải khác nhau: Đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt.
Ngành Logistics học những môn gì?
Vậy, ngành logistics học những môn gì? Thường thì các kiến thức chuyên ngành, sinh viên Logistics sẽ được học về kinh tế Logistics, quản trị nhân sự, quản trị Logistics, quản trị hệ thống kênh phân phối, quản trị chuỗi cung ứng, Luật thương mại, Luật Vận tải,..các kiến thức chuyên sâu và hiện đại về logistics và quản lý chuỗi cung ứng để vận dụng vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics và vận tải tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu, công ty vận tải đa phương thức, cơ quan hải quan, cơ quan thuế…
Bạn sẽ được trao dồi kỹ năng nào khi học ngành Logistics?
Vậy khi học ngành logistics bạn sẽ được trao dồi những kỹ năng gì? Các kỹ năng chuyên môn mà sinh viên có thể tham gia thực hiện kế hoạch, tổ chức và điều hành dịch vận tải, thực hiện nghiệp vụ về giao nhận vận tải đa phương thức. Tham gia vào việc phân tích dòng hàng, xác định nhu cầu của khách hàng, quy hoạch trung tâm phân phối và quản trị quy trình phân phối từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đóng gói hàng hoá, kho bãi, giao nhận, xếp dỡ, vận tải và cung ứng; lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thiết kế mạng lưới Logistics,…
Ai là người phù hợp với ngành Logistics?
Chịu được áp lực cao
Đặc điểm của ngành Logistics này là bạn thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều người, ở nhiều thời điểm khác nhau, không cố định về mặt thời gian sẽ khiến bạn đối mặt với rất nhiều áp lực. Đặc biệt vào mùa cao điểm như năm mới hoặc giáng sinh, số lượng hàng hoá lưu thông ngày càng nhiều, có thể bạn sẽ phải làm thêm giờ.
Kỹ tính và cẩn thận
Logistics là một hoạt động trong chuỗi cung ứng nên yếu tố quan trọng của người làm Logistics bắt buộc phải có chính là tỉ mỉ, cẩn thận và chấp hành kỷ luật tốt. Phải đảm bảo được quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng mới không bị gián đoạn.
Ngoài ra còn cần có một số tố chất như: năng động, nhạy bén và tư duy tốt, khả năng quản lý, đàm phán tốt,…
Học ngành Logistics ra trường sẽ làm gì?
Trong hoạt động Logistics có thể chia làm ba mảng chính: Kho bãi, Vận chuyển, Giao nhận. Các vị trí công việc mà sinh viên ngành Logistics có thể tham khảo:
- Nhân viên vận hành kho
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên chứng từ
- Nhân viên cảng
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên giao nhận
- Nhân viên hiện trường
- Nhân viên hải quan
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên các vị trí cấp cao như: nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án,..
Mức lương ngành Logistics có thực sự cao?
Hiện nay, có khoảng hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics và dự tính trong tương lai còn số này sẽ tăng thêm nữa. Dự báo mỗi năm có khoảng hơn 500.000 chỗ làm việc, trong đó ngành Logistics chiếm 5%.
Mức lương đối với sinh viên mới tốt nghiệp thường dao động từ 5 – 9 triệu/tháng. Qua dần các năm sẽ tăng dần lên và dao động từ 9 – 15 triệu/tháng. Nếu bạn lên chức quản lý thì mức lương của bạn có thể dao động từ 15 – 25 triệu/tháng hoặc cao hơn thế nữa, tuỳ doanh nghiệp.
Nhận định của mọi người về ngành Logistics
Theo anh Hoàng Minh – Một người đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics chia sẻ: “Mình thấy ngành học này là một bước nâng cấp về mặt giáo dục và con người từ ngưỡng cửa 18 tuổi sang người trưởng thành đi lao động. Em nhận định ngành này có tính bao quát và nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề sát với thực tiễn sống của xã hội và nên kinh tế, nên học xong thì dù ít hay nhiều đều có sự trưởng thành và rèn luyện tư duy khá tốt, nếu người giỏi thì sẽ rất thành công, trong nhóm bạn bè mình học cùng khoá đến hiện tại đều đã rất thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Theo chị Ngân Dương – một tài khoản trên mạng xã hội chia sẻ: “Logistics là một ngành rất quan trọng và đa dạng, đóng góp vào hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh. Logistics không chỉ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Nó còn bao gồm quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng, kế hoạch sản xuất, dịch vụ khách hàng, và nhiều khía cạnh khác. Con trai có thể lựa chọn con đường phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Logistics đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc gia. Việc hiệu quả trong vận chuyển và quản lý hàng hóa giúp giảm chi phí và tăng cường cạnh tranh. Ngành Logistics đòi hỏi sự tỉ mỉ, sắp xếp, khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Từ những khía cạnh này, con trai và cháu có thể xây dựng những kỹ năng quan trọng trong sự nghiệp của mình. Có nhiều chương trình học và đào tạo trong lĩnh vực Logistics. Có thể theo học các ngành liên quan như Quản lý Chuỗi Cung Ứng, Kinh doanh Quốc tế, Khoa học Dữ liệu, và Công nghệ Thông tin để có kiến thức cơ bản. Cơ hội nghề nghiệp: Logistics là một ngành có cơ hội việc làm rộng lớn. Có thể làm việc cho các công ty vận chuyển, kho vận, sản xuất, bán lẻ, thương mại điện tử, và nhiều lĩnh vực khác.
Hi vọng với phần chia sẻ trên đây của Vận Chuyển Phước An sẽ giúp mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên có thể hiểu rõ hơn về ngành Logistics, cơ hội việc làm của ngành Logistics trong tương lai để có những định hướng phù hợp cho việc chọn ngành học cho bản thân.
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024