Hàng hóa xuất khẩu là gì? Đâu là các cách xuất khẩu hàng ra nước ngoài đơn giản, nhanh chóng nhất? Cùng chúng tôi – Vận chuyển Phước An tìm hiểu về các bước xuất khẩu hàng ra nước ngoài ở bài viết dưới đây nhé!
Hàng hóa xuất khẩu là gì?
Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và được vận chuyển ra khỏi quốc gia lãnh thổ để bán cho thị trường nước ngoài. Hàng hóa xuất khẩu theo dạng hàng hóa được gọi là hàng xuất khẩu hữu hình và theo dạng dịch vụ được gọi là hàng xuất khẩu vô hình.
Để dễ hiểu hơn, hãy cùng Phước An tham khảo ví dụ sau:
Khi công ty bạn sản xuất ra 10.000 đôi giày, thay vì tiêu thụ số hàng hóa này trong nước thì bạn lại lựa chọn bán ra thị trường nước ngoài để thu về lợi nhuận cho công ty theo điều kiện có tốt nhất. Đây gọi là xuất khẩu hàng hóa hữu hình. Tương tự như vậy, khi công ty bạn cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nước ngoài tại quốc gia của họ như dịch vụ quảng cáo thì đây là dạng xuất khẩu vô hình.
Hiện nay, có rất nhiều mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng bạn cần lưu ý rằng không phải mặt hàng nào cũng được xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng hóa cấm xuất khẩu ra nước ngoài được quy định theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.
Phân loại hàng hóa xuất khẩu
- Hàng nông sản: gạo, cà phê, thủy sản
- Hàng công nghiệp: Điện tử, dệt may, đồ gỗ,…
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Đồ gốm sứ, mây tre đan,…
Và nhiều loại hàng khác được luật pháp cho phép xuất khẩu
Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu
- Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để người tiêu dùng có thể ưu tiên lựa chọn sử dụng.
- Thương hiệu: Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp sản phẩm có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
- Giá cả: Giá cả cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng.
- Chính sách hỗ trợ: Các chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, và tăng khả năng cạnh tranh.
Bật mí các cách xuất khẩu hàng ra nước ngoài phổ biến hiện nay
Việc hiểu rõ cách xuất khẩu hàng ra nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tối đa khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Với mỗi hình thức xuất khẩu, chúng ta có thể xác định thủ tục hải quan cho loại hình xuất khẩu tương ứng. Có 7 cách xuất khẩu hàng ra nước ngoài được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng hiện nay bao gồm:
Xuất khẩu tại chỗ
Đối với hình thức xuất khẩu tại chỗ, các công ty xuất khẩu hàng hóa chỉ cần ký kết hợp đồng với bên mua hàng xuất khẩu nước ngoài. Khi đó, công ty hoặc bên nhập khẩu sẽ chỉ định đơn vị vận chuyển trực thuộc tại lãnh thổ của bên bán để thực hiện các quy trình mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa và làm thủ tục hải quan còn lại.
Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức mà bên mua và bên bán hàng hóa trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Hàng xuất khẩu ra nước ngoài sẽ được bên bán tự đứng tên, đàm phán, bán hàng, làm thủ tục hải quan,…
Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu ủy thác)
Với hình thức xuất khẩu gián tiếp, bên bán hàng cần phải ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trong nước. Sau đó, bên nhận ủy thác sẽ đứng ra ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng với các đối tác nước ngoài. Bên xuất khẩu chỉ cần thanh toán chi phí ủy thác xuất khẩu theo như hợp đồng đã ký kết ban đầu.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu hay còn được gọi là xuất nhập khẩu liên kết, nghĩa là hàng hóa xuất khẩu sẽ được trao đổi tương đương với hàng nhập khẩu (thay vì tiền tệ như những hình thức xuất khẩu khác).Do đó, ở đây người bán cũng được xem là người mua và ngược lại, hàng hóa được trao đổi, giao thương theo dạng hàng đổi hàng.
Gia công hàng hóa xuất khẩu
Trong những năm gần đây, hình thức gia công hàng hóa xuất khẩu là hình thức phát triển nhất tại Việt Nam. Các công ty, doanh nghiệp sẽ nhận tư liệu sản xuất từ các công ty nước ngoài theo yêu cầu. Hàng hóa xuất khẩu sau khi qua các khâu kiểm định chất lượng sẽ được vận chuyển theo chỉ định của bên nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các quốc gia với nhau
Đây là hình thức xuất khẩu giữa hai quốc gia thân thuộc nhau. Các công ty thuộc hai quốc gia này sẽ tiến hành vận chuyển hàng xuất khẩu ra nước ngoài theo đúng chỉ định, ký kết của hai quốc gia.
Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
Hàng hóa xuất khẩu chỉ tạm thời quá cảnh tại Việt Nam rồi sau đó lại được vận chuyển sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng xuất khẩu trong nước được đưa ra nước ngoài tạm thời và sau một thời gian sẽ lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).
Hồ sơ xuất khẩu hàng ra nước ngoài bao gồm những gì?
Để quá trình thủ tục xuất khẩu hàng ra nước ngoài trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:
- Inovice: hóa đơn thương mại hoặc những giấy tờ thanh toán có liên quan trong trường hợp người mua thanh toán tiền cho người bán.
- Tờ khai hải quan
- Giấy phép xuất nhập khẩu
- Packing List: Phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales Contract: Hợp đồng thương mại
- Nếu mặt hàng xuất khẩu là gỗ thì cần phải có bảng kê lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hợp đồng ủy thác (nếu cần): Áp dụng đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép xuất khẩu, các loại giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành…
Các chi phí phục vụ cho việc xuất khẩu hàng ra nước ngoài
Một số chi phí mà trong quá trình xuất khẩu thường có mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhất định phải biết:
- Thuế xuất khẩu: Hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế xuất khẩu thì phải tiến hành nộp thuế xuất khẩu theo quy định và ngược lại thì hàng hóa này không phải chịu bất kỳ thuế xuất khẩu nào. Với thuế GTGT, hàng hóa xuất khẩu không phải chịu thuế.
- Chi phí vận chuyển: Các chi phí vận chuyển được kể đến bao gồm: chi phí vận chuyển từ kho ra cảng, phí local charge, chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí làm C/O, chi phí kiểm dịch…Tuỳ vào loại hàng hóa và phương thức vận chuyển thì mức chi phí vận chuyển sẽ khác nhau. Doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra các phương án phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
Các bước tiến hành thủ tục xuất khẩu hàng ra nước ngoài
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý và hàng hóa cần phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Các thủ tục xuất khẩu hàng ra nước ngoài cần thiết mà các doanh nghiệp phải chuẩn bị bao gồm:
- Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu đối với một số hàng hóa đặc biệt
- Bước 2: Ký kết hợp đồng, hoàn tất khâu chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu hàng ra nước ngoài
- Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa để đảm bảo hàng hóa luôn được an toàn
- Bước 4: Chuẩn bị hoặc thuê phương tiện vận chuyển
- Bước 5: Hoàn tất thủ tục khai báo hải quan hàng hóa
- Bước 6: Giao hàng xuất khẩu ra nước ngoài lên tàu
- Bước 7: Hoàn tất các thủ tục thanh toán
Chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
Nhà nước Việt Nam ta có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu như:
- Hoàn thuế giá trị gia tăng: Nhờ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
- Hỗ trợ vốn: Cung cấp các khoản vay ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh
- Hỗ trợ thông tin về các thị trường: Cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Chính sách phát triển công nghiệp: nhà nước phát triển công nghiệp sẽ giúp thúc đẩy sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Phát triển thương mại: Tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc tế để doanh nghiệp có thể quản bá sản phẩm.
—>>> Nếu bạn đang muốn xuất khẩu hàng hóa ra các tuyến Lào – Thái Lan- Campuchia thì hãy sử dụng ngay dịch vụ vận chuyển của chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại những ưu đãi và vận chuyển hàng hóa của bạn một cách nhanh chóng nhất.
Chi tiết dịch vụ của chung tôi:
Trên đây là những thông tin hữu ích về các cách xuất khẩu hàng ra nước ngoài đơn giản, nhanh chóng mà chúng tôi – Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ với bạn! Hiện nay, Phước An Logistics là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ hải quan uy tín, chuyên nghiệp đi kèm với mức chi phí tốt nhất cho các doanh nghiệp. Do đó, hãy gọi ngay cho Phước An nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng ra nước ngoài nhé!
—>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách Vận Chuyển Hải Sản Tươi Sống Đi Xa
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024