Hoạt động mua bán, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để quá trình xuất nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi và tiết kiệm hơn thì cần phải có một số loại chứng từ khác nhau, trong đó phải kể đến C/O Form B. Vậy C/O Form B là gì? Làm sao để được cấp C/O Form B?. Tất cả sẽ được Vận chuyển Phước An giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
C/O Form B là gì?
C/O Form B là một loại giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B được cấp bởi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và chi nhánh ủy quyền VCCI. C/O Form B áp dụng đối với các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước quy định xuất xứ không hưởng ưu đãi. Chứng nhận này xác nhận rằng hàng hóa được xuất khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam.
—>>> Tham khảo thêm về: CO – CQ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa
Vậy C/O Form B được áp dụng đối với trường hợp nào?
Theo quy định, hầu hết các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đều cần có C/O Form B. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ được miễn yêu cầu này. Để biết chính xác hàng hóa của mình có cần C/O Form B hay không, bạn nên tham khảo ý kiến của cơ quan hải quan hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu.
Và cụ thể C/O Form B sẽ được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Các nước nhập khẩu không có ưu đãi GSP.
- Những nước nhập khẩu có GSP nhưng không có ưu đãi dành cho Việt Nam.
- Các nước nhập khẩu được hưởng ưu đãi GSP và có ưu đãi dành cho Việt Nam, tuy nhiên hàng hóa lại không thể đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong hệ thống.
—>>> Tham khảo thêm về: C/O Form S Là Gì?
C/O Form B có tác dụng gì?
C/O form B sẽ giúp cho những loại hàng hóa được sản xuất hoặc có nguồn gốc từ Việt Nam khi xuất khẩu sang tất cả các nước sẽ không được hưởng ưu đãi về mặt thuế quan.
Mục đích của C/O Form B
- Giảm thuế: Giúp giảm thuế nhập khẩu tại nước nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
- Rào cản thương mại: Đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của nhiều quốc gia, giúp hàng hóa dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại.
- Bảo vệ thương hiệu: Giúp bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
C/O Form B dùng cho nước nào? Xuất đi đâu?
C/O Form B được dùng cho tất cả các nước trên thế giới, không được hưởng các ưu đãi xuất xứ theo điều kiện đã được nêu ở trên.
Xin chứng nhận C/O Form B cần chuẩn bị những gì?
Với những kinh nghiệm của chúng tôi trong 5 năm qua đã làm thủ tục thông quan và xin cấp C/O cho hàng trăm khách hàng khác nhau. Để xin giấy chứng nhận C/O Form B một cách thuận lợi nhất, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận C/O mẫu B
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)
- Phiếu đóng chi tiết hàng hóa
- Và các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của cơ quan cấp chứng nhận
- Tờ khai hải quan
—>>> Tìm hiểu thêm về: Tờ khai hải quan là gì?
- Vận đơn hoặc trucking bill (bản sao)
—>>>> Tìm hiểu thêm về: Hóa đơn thương mại là gì?
- Bản sao về quy trình sản xuất hàng hóa đã được đóng dấu sao y bản chính của thương nhân
- Bản kê khai về mã HS của nguyên liệu đầu ra và đầu vào
- Bản sao về hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng khi mua bán nguyên liệu trong nước
Nếu trong trường hiệu không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng về bán buôn nguyên liệu nội địa thì bạn cần phải có thêm xác nhận của người bán hoặc xác định của lãnh đạo khu vực, chính quyền nơi bán – sản xuất nguyên vật liệu, sản phẩm đó.
- Trường hợp sử dụng nguyên liệu được nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm thì bạn cần phải có bản sao của tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu dùng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu (sử dụng bản sao có đóng dấu).
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
- Các loại tài liệu, chứng từ cần thiết khác (nếu có)
Các tiêu chí của C/O Form B
Bất cứ một mẫu C/O nào cũng đều sẽ có mỗi tiêu chí riêng cho mình, và đối với C/O Form B cũng vậy. Để xin được C/O Form B, bạn cần phải đảm bảo doanh nghiệp mình đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau:
- Tiêu chí về chuyển đổi mã số hàng hóa
- Tiêu chí về tỷ lệ phần trăm của giá trị
- Ngoài ra còn có một số tiêu chí xác đinh hàng hóa có xuất xứ thuần tý
Căn cứ theo thông tư 05/2018/TT-BCT và quy định xuất xứ hàng hóa, các loại hàng hóa được xác định thuần tuý của một quốc gia sẽ thuộc các trường hợp sau:
- Các loại cây trồng, các loại sản phẩm được thu hoạch từ cây trồng tại chính quốc gia đó.
- Các loại động vật được sinh ra, nuôi và phát triển
- Các loại sản phẩm từ động vật sống thuộc khoản 2 của thông tư 05/2018/TT-BCT của bộ công thương.
- Sản phẩm được săn bắt, bẫy hay đánh bắt ngay tại quốc gia đó.
- Các loại thủy hải sản được đánh bắt bằng chính loại tàu đã đăng ký tại quốc gia đó và phải treo cờ của chính quốc gia đó
- Các loại chất, khóang sản có khả năng tự sinh sản tự nhiên và không nằm trong danh sách được liệt kê ở khoản 1 đến khoản 4.
- Các loại sản phẩm được khai thác và chiết xuất từ nước, đất, đáy biển của quốc gia đó
- Các sản phẩm được nêu ở khoản 7, được chế biến và sản xuất ngay tại trên tàu đã được đăng ký và treo cờ của quốc gia đó.
- Các loại hàng hóa được sản xuất và chế biến từ các nguyên liệu hay sản phẩm của quốc gia đó (được nêu ra từ khoản 1 – 9)
Quy trình xin cấp C/O Form B
Quy trình xin cấp C/O Form B bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhận
Nếu bạn là doanh nghiệp lần đầu đề nghị cấp C/O tại VCCI thì bắt buộc phải đăng ký tài khoản tại trang điện tử VCCI. Các giấy tờ cần để đăng ký hồ sơ thương nhân, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao, có dấu sao y bản chính)
- Danh mục hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Mọi thay đổi phải được cập nhật trên trang điện tử VCCI. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân sẽ được cập nhật 2 năm/lần.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp C/O
Khi doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin trên hệ thống thì VCCI sẽ cấp cho doanh nghiệp một số C/O.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
VCCI sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ của bạn khi tiến hành nộp trực tiếp tại VCCI.
Nếu như hồ sơ của bạn đầy đủ thì C/O sẽ được cấp cho thương nhân không quá 3 ngày kể từ ngày Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhập được hồ sơ.
Ngược lại, nếu hồ sơ thiếu sót, bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành và bổ sung như những gì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam yêu cầu.
Bước 4: Kiểm tra và nhập dữ liệu
Cán bộ VCCI sẽ tiến hành kiểm ra và nhập dữ liệu vào hệ thống và đưa cho người có thẩm quyền ký cấp C/O
Bước 5: Ký cấp C/O
Sau khi xem xét hồ sơ, người có thẩm quyền của VCCI sẽ ký cấp C/O.
Bước 6: Đóng dấu và trả C/O cho thương nhân
Cán bộ VCCI sẽ đóng dấu, lưu trữ hồ sơ và trả C/O đã cấp cho thương nhân
Một số lưu ý về C/O Form B
Địa điểm xin cấp C/O Form B
C/O form B hiện đang được cấp bởi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc đơn vị ủy quyền cấp C/O form B của VCCI
Thời gian cấp C/O Form B như thế nào?
C/O form B sẽ được cấp trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Thời gian trả C/O form B theo quy định: buổi sáng từ 7h30 – 11h00 và buổi chiều từ 13h30 – 16h30, trừ thứ 7 và chủ nhật.
Cần lưu ý gì khi làm C/O Form B
Bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây khi khai C/O form B:
- Ngày ký của bên xuất khẩu phải sớm hơn hoặc bằng ngày cấp C/O Form B và phải bằng hoặc muộn hơn ngày của các chứng từ khác khi khái báo C/O.
- C/O phải sử dụng đúng mẫu, kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin theo đúng quy đinh, không tẩy xóa
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xin cấp C/O Form B
Riêng đối doanh nghiệp, người được ủy quyền phải là người phụ trách hoặc người được phụ trách ủy quyền ký khai C/O form B. Chữ ký phải được in trực tiếp, đóng dấu ghi rõ chức danh, tên và phải có dấu công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải lưu ý:
- Ô số 3 trong C/O form B phải có tên, số phương tiện vận chuyển, số bill, ngày bill, cảng bốc và cảng dỡ hàng.
- Ô số 6 phải có mã HS Code tối thiểu 6 số.
Câu hỏi thường gặp về C/O Form B
- Để làm C/O Form B có mất phí không?
Có, doanh nghiệp phải nộp phí để xin cấp C/O Form B
- Thời gian làm C/O Form B mất bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thường từ 1-3 ngày làm việc
- C/O Form B có thể làm lại được không?
Có, nếu C/O Form B bị mất hoặc hư hỏng, doanh nghiệp có thể làm lại
C/O Form B là một trong những giấy tờ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Việc hiểu rõ về C/O Form B và quy trình xin cấp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những rủi ro không đáng có.
Hy vọng với bài viết C/O Form B là gì? Quy định về C/O Form B của chúng tôi – Vận Chuyển Phước An sẽ giúp bạn tìm hiểu được định nghĩa, vai trò, cách kê khai cũng như một số lưu ý khi xin cấp giấy chứng nhận C/O Form B nhé!
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024