Chứng từ vận tải là gì? Tầm vai trò của chứng từ vận tải trong xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể ra sao? Đâu là các loại chứng từ vận tải phổ biến hiện nay?. Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, hãy để chúng tôi – Vận chuyển Phước An giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Chứng từ vận tải là gì?
Chứng từ vận tải tên tiếng anh là Waybill, đây là những giấy tờ do chủ phương tiện vận chuyển cấp cho khách hàng nhằm xác nhận việc họ đã nhận được hàng hóa. Và khi nhắc đến vận chuyển hàng hóa thì chứng từ vận tải là không thể thiếu trong bất kỳ hình thức vận chuyển nào, bởi vì chúng là những giấy tờ sẽ giúp cho quy trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, dễ hàng hơn. Ngoài ra điều này còn hạn chế được các tình trạng sai sót không đáng có xảy ra.
Hiện nay có các loại chứng từ vận tải thường được sử dụng, bao gồm:
- Chứng từ, vận đơn hàng hóa đường biển
- Chứng từ, vận đơn hàng hóa bằng đường hàng không
- Chứng từ, vận đơn hàng hóa đường sắt
Các loại chứng từ vận tải phổ biến hiện nay
Ở trên chúng tôi đã giới thiệu sơ bộ đến bạn một số loại chứng từ vận tải phổ biến hiện nay. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Chứng từ vận tải đường biển
Trong vận tải đường biển, thông thường các phương tiện chuyên chở hàng hóa chủ yếu đó là tàu thuyền. Và các chứng từ được sử dụng phổ biến trong vận tải đường biển đó là:
- Biên lai thuyền phó: Đây là chứng từ do người phụ trách (thuyền phó) cấp cho người gửi hàng hoặc các chủ hàng xác nhận tàu, thuyền đã nhận xong hàng hóa. Trong trường hợp bao bì của hàng hóa không chắc chắn thì thuyền phó cần ghi rõ ràng trên biên lai. Thuyền trưởng và thuyền phó sẽ dựa vào biên lai đó để xác nhận đã nhận hàng hóa bằng việc ký vào vận đơn đường biển.
- Vận đơn đường biển: Đây là chứng từ vô cùng quan trọng do người chuyên chở hàng hóa hoặc người đại diện cấp cho người gửi hàng hóa khi hàng hóa đã được nhận để xếp hoặc đã xếp lên tàu. Lúc này, vận đơn đường biển đóng vai trò là bằng chứng về hợp đồng vận chuyển và giao dịch hàng hóa.
- Bản kê khai hàng hóa: Đây là chứng từ được lập bởi đại lý tại cảng xếp hàng. Bản kê khai hàng hóa là bảng liệt kê hàng hóa đã được xếp lên tàu và vận chuyển đến cảng khác.
- Phiếu kiểm kê: Là chứng từ gốc về chi tiết số lượng hàng hóa được xếp lên tàu chở hàng.
- Sơ đồ xếp hàng hóa: Sơ đồ xếp hàng hóa là bản vẽ chứng từ vận tải chi tiết, miêu tả về sơ đồ hàng hóa được sắp xếp trên tàu có một ký hiệu riêng.
- Chỉ thị xếp hàng hóa: Đây là chỉ thị được gửi đến cơ quan quản lý cảng cũng như công ty vận tải do người gửi hàng lập. Chỉ thị này được cung cấp đầy đủ các hàng hóa được sắp xếp lên tàu sẽ được gửi đến cảng theo chỉ dẫn cần thiết.
Bên cạnh các loại chứng từ được kể trên, còn một số những chứng từ và vận đơn đường biển khác như hóa đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng,…
Chứng từ vận tải đường bộ
- Giấy tờ đăng ký xe: bao gồm giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định, giấy chứng nhận bảo hiểm các loại, giấy đăng ký xe, giấy lưu hàng cho xe quá tải, quá khổ (nếu có).
- Giấy tờ của chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện: gồm có giấy phép lái xe, giấy chứng nhận huấn luyện để vận chuyển hàng hóa, Giấy đăng ký kinh doanh theo ngành nghề cụ thể.
- Các loại giấy tờ khác như: Hợp đồng vận chuyển, giấy đi đường, phiếu thu cước hay giấy gửi hàng cũng là các loại giấy tờ thường được sử dụng trong vận tải đường bộ.
Chứng từ vận tải đường hàng không
Chứng từ, vận đơn trong vận tải bằng đường hàng không có 2 loại phổ biến là vận đơn nhà và vận đơn chủ.
- Vận đơn nhà (House Air Waybill, viết tắt là HAWB): Là vận đơn được cấp bởi người giao nhận hàng hóa. Vận đơn nhà được cấp cho chủ hàng lẻ bởi người giao nhận khi nhận hàng hóa, chủ hàng khi đó sẽ có vận đơn nhận hàng cụ thể ở nơi đến. Vận đơn nhà HAWB có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ giữa người giao nhận và chủ cửa hàng đồng thời để nhận hàng hóa giữa hai bên.
- Vận đơn chủ (Master Air Waybill, viết tắt là MAWB): Loại vận đơn này được cấp bởi các hãng hàng không. Vận đơn chủ có tác dụng làm các chứng từ giao nhận hàng hóa giữa người chuyên chở và người giao nhận hàng hóa, đồng thời điều chỉnh mối quan hệ giữa người giao nhận và người chuyên chở hàng không.
—>>> Tìm hiểu thêm về: Air Waybill là gì?
Chứng từ vận tải đường sắt
Vận đơn đường sắt là chứng từ cơ bản trong quá trình bạn vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Vận đơn đường sắt sẽ là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa, biên lai đường sắt xác nhận.
Do đó, cần lưu ý trên vận đơn đường sắt cần ghi rõ các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nhận và người gửi hàng, tên của ga đến và ga đi.
Thông tin chi tiết trên một chứng từ vận tải
Một chứng từ vận tải thường bao gồm các thông tin sau:
- Nơi xuất phát và đến: Địa điểm bắt đầu và kết thúc tuyến đường vận chuyển hàng hóa.
- Người gửi và người nhận: Thông tin về người giao hàng và người nhận hàng.
- Mô tả hàng hóa: bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước…
- Phương tiện vận chuyển: Phương tiện được sử dụng để vận chuyển hàng hóa như tàu biển, máy bay, xe tải…
- Điều khoản thanh toán: Các điều khoản thanh toán giữa người gửi và nhà vận chuyển.
Quy trình xuất hóa đơn vận tải
Quy trình xuất hóa đơn vận tải thường dựa theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lên hợp đồng vận chuyển: Hai bên thống nhất các điều khoản và ký kết hợp đồng
Bước 2: Kiểm tra hàng hóa: Kiểm tra hàng hóa để đảm bảo đúng với thông tin trên hợp đồng.
Bước 3: Xuất hóa đơn vận tải: Lập hóa đơn vận tải và giao cho người gửi hàng.
Bước 4: Giao hàng: Nhà vận chuyển tiến hành giao hàng đến địa chỉ của người nhận.
Bước 5: Nhận chứng từ: Người nhận hàng kiểm tra hàng hóa và ký nhận chứng từ.
Chứng từ vận tải đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hiểu rõ về các loại chứng từ vận tải và thông tin trên chứng từ sẽ giúp bạn đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và an toàn.
Hy vọng với những thông tin mà Vận chuyển Phước An chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chứng từ vận tải là gì cũng như các loại chứng từ vận tải được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác cần Phước An giải đáp thì hãy liên hệ ngay đến Hotline nhân viên tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!
—>>> Tham khảo thêm: Vận Tải Đa Phương Thức Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vận Tải Đa Phương Thức
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024