Air Freight là một trong những thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực logistics hiện nay. Cùng chúng tôi – Vận Chuyển Phước An tìm hiểu chi tiết về Air Freight là gì? và các ưu điểm, nhược điểm của thuật ngữ này qua bài viết sau đây nhé!
Air Freight là gì?
Air Freight hay còn được gọi là vận tải hàng không, viết tắt là A/F đây là phương thức vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Đây là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến được các chủ hàng và doanh nghiệp lựa chọn, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Vận tải hàng không sẽ bao gồm hoạt động thủ tục và dịch vụ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, bao gồm: đóng gói, bốc dỡ, lưu kho, giao hàng,…
Theo Business Dictionary, vận tải hàng không luôn đứng đầu trong việc vận chuyển các loại hàng hóa như: hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, tài liệu, thư từ, sách báo, hàng thời vụ, hàng quý hiếm…
Các loại hàng hóa phổ biến được vận chuyển bằng đường hàng không:
- Tài liệu, sách báo, thư từ, bưu phẩm.
- Hàng có giá trị cao
- Hàng dễ hư hỏng: hoa quả tươi, bánh kẹo có hạn sử dụng ngắn ngày…
- Hàng cứu trợ gấp
- Hàng dễ vỡ: đồ thủy tinh, đồ sứ,…
- Các loại hàng hóa khác
Ưu và nhược điểm của Air Freight là gì?
Mỗi phương thức vận chuyển đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết về ưu và nhược điểm của Air Freight nhé!
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm nổi bật của vận tải hàng không mà không thể không kể đến, chính là tốc độ vận chuyển nhanh chóng. Tốc độ gấp 27 lần so với vận chuyển bằng đường biển, 8 lần so với vận chuyển bằng đường sắt và 10 lần so với phương thức vận chuyển bằng đường bộ.
Thứ hai, độ an toàn đối với hàng hóa rất cao. Hàng hóa sẽ được bảo quản trong khoang hàng của máy bay, nhờ đó sẽ hạn chế tối đa các rủi ro hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
Thứ ba, phạm vi vận chuyển rộng rãi. Với mạng lưới đường hàng không được bao phủ hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, giúp hàng hóa dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế.
Ngoài ra, nếu sử dụng phương thức vận tải hàng không, bạn sẽ giảm thiểu được những tổn thất không đáng có như: hư hỏng hàng hóa, làm vỡ. Bên cạnh đó, chi phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác, giảm thiểu được chi phí lưu kho…
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm được kể trên thì vận tải hàng không vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
Thứ nhất, cước phí vận chuyển cao. So với vận tải đường bộ cao hơn gấp 2 – 4 lần. Gấp 8 lần so với đường biển. Vì thế bạn nên cân nhắc khi sử dụng vận tải hàng không khi muốn vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, khối lượng lớn, hàng cồng kềnh.
Thứ hai, vận tải hàng không thường chịu ảnh hưởng của thời tiết. Nếu như thời tiết xấu sẽ làm trì hoãn chuyến bay.
Thứ ba, không thích hợp cho việc vận chuyển hàng cồng kềnh, hàng có khối lượng lớn bởi kích thước của khoang hàng và kích thước cửa, trọng tải của máy bay có giới hạn.
Bên cạnh đó, hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng không sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt hơn và bạn phải chịu sự giám sát của quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng không
Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố sau:
- Trọng lượng và kích thước hàng hóa: hàng hóa càng nặng, càng lớn thì chi phí sẽ càng cao.
- Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách vận chuyển càng xa, thì phí vận chuyển sẽ cao hơn do tiêu hao nhiều nguyên liệu
- Loại hàng hóa: Đối với một số hàng đặc biệt như hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm thường sẽ có chi phí cao hơn để bảo đảm hàng hóa được nguyên vẹn.
- Thời gian vận chuyển: Đối với những mặt hàng cần gửi gấp, khẩn cấp thường sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Quy trình các bước trong vận tải đường hàng không
Để đảm bảo hàng hóa được giao đến tận tay người nhận an toàn và nhanh chóng, thì các đơn vị logistics và hãng hàng không cần phải phối hợp chặt chẽ và đúng quy trình như sau:
Bước 1: Booking máy bay và cung cấp thông tin hàng hóa.
Sau khi book máy bay, thì thông tin booking sẽ được gửi đến cho khách hàng kiểm tra, bao gồm các thông tin như sân bay đi/ đến, thời gian bay, mặt hàng…
Bước 2: Đóng gói, dán nhãn theo quy định của sân bay.
Người gửi hàng hoặc đơn vị Forwarder sẽ đóng gói hàng hóa theo quy định của sân bay. Hàng hóa sau đó sẽ được gửi đến kho sân bay và người gửi sẽ nhận được giấy chứng nhận đã nhận hàng.
Bước 3: Hàng hóa sẽ được làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại sân bay xuất phát.
Các forwarder sẽ chuẩn bị sẵn bộ chứng từ để giao cho hãng hàng không, và thực hiện khai báo. Các giấy tờ khác như giấy phép xuất khẩu, chứng nhận hun trùng, kiểm dịch hàng hóa phải được thực hiện bởi người gửi hàng.
Bước 4: Vận chuyển đến sân bay đến.
Hàng hóa sẽ được xếp lên máy bay và vận chuyển đến sân bay đến.
Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại sân bay đến và nhận hàng.
Hãng hàng không sẽ phát hành vận đơn chủ và AWB gửi kèm kiện hàng qua Email. Người nhận hoặc forwarder có thể lấy bản scan chứng từ và làm thủ tục nhập khẩu khi đến nhận hàng.
Sau khi đã thông quan thành công thì người nhận sẽ đăng ký lấy hàng và chờ nhận hàng.
Air Freight cần những cơ sở vật chất và kỹ thuật nào?
Air Freight đòi hỏi khá nhiều về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuât, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Các loại máy bay
Bao gồm 3 loại máy bay như sau:
- Máy bay chở khách
- Máy bay chở hàng
- Loại máy bay kết hợp giữa chở hàng và chở khách
Cảng hàng không
Theo như luật hàng không dân dụng thì cảng hàng không sẽ là cơ sở vật chất bao gồm:
- Sân bay
- Nhà Ga
- Các trang thiết bị
- Các công trình mặt đất phục vụ cho việc đi và đến của máy bay
Các thiết bị xếp dỡ và vận chuyển
Các loại xe vận chuyển container và pallet (tìm hiểu về Pallet là gì?)
- Các thiết bị hỗ trợ nâng và hạ Container – Pallet
- Dolly – Giá Đỡ
- Băng chuyển hàng rời
ULD – Đơn vị xếp trên máy bay
ULD đóng vai trò quan trọng trong việc xếp gọn, cũng như nâng hạ các loại hàng hóa làm sao cho phù hợp với kích thước của từng khoang máy bay khác nhau.
Hi vọng với những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được Air Freight – Vận tải hàng không là gì? Ưu nhược điểm của vận tải hàng không. Ngoài ra, chúng tôi còn những kiến thức về Logisitcs hãy tham khảo thêm tại Website của Phước An. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website hoặc Hotline để được tư vấn thêm nhé!
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024