LTL được viết tắt bởi cụm từ Less than Truckload đây là một trong những thuật ngữ rất quan trọng và khá quen thuộc đối với những bạn đang làm trong lĩnh vực vận chuyển, kho vận hay logistics. Cùng chúng tôi – Vận Chuyển Phước An tìm hiểu chi tiết về LTL Là Gì? Ưu và nhược điểm của Less Than Truckload qua bài viết sau đây nhé!
LTL Là Gì?
LTL – Less Than Truckload là việc vận chuyển hàng hóa, nhưng số lượng, kích thước của hàng hóa không thể lấp đầy thùng xe. Thường thì chỉ chiếm một phần nhỏ của xe. Chính vì vậy các chủ xe, hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển thường phải ghép chung các lô hàng nhỏ của những chủ khác nhau trên cùng một chuyến – ta gọi là ghép hàng – hàng ghép.
Muc đích của việc ghép hàng là để tối ưu chi phí vận chuyển. Thay vì bạn phải trả cước cho cả một chuyến xe, trong khi hàng của bạn chỉ chiếm một không gian nhỏ. Thì khi ghép hàng với các chủ hàng khác, chi phí của cả chuyến xe sẽ được chia cho nhiều người, tỷ lệ dựa trên lượng hàng của mỗi người, giúp bạn tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Ví dụ về LTL: Một đơn vị chuyển cung cấp và buôn bán sỉ – lẻ cây thông noel vào dịp lễ noel. Thế nhưng, nguồn hàng họ cung cấp cho các đại lý hay nhà phân phối trên toàn quốc không đủ nguyên một xe, cho nên họ sẽ sử dụng việc vận chuyển hàng hóa LTL. Sau đó hàng hóa của họ sẽ được vận chuyển theo lô nhỏ đến các điểm đên khác nhau trên toàn quốc.
Ưu điểm và nhược điểm của LTL
Sau khi đã hiểu rõ LTL là gì? thì sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về ưu và nhược điểm của LTL để lựa chọn một phương thức phù hợp với mình. Dù là dưới hình thức vận chuyển nào thì cũng đều có một vài ưu điểm và nhược điểm nhất định và LTL cũng vậy. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của LTL
- Tiết kiệm được chi phí: Thay vì phải chi trả toàn bộ chi phí để vận chuyển chuyến hàng của mình thì giờ đây bằng hình thức Less than truckload có thể ghép với hàng của các chủ hàng khác nhau. Do đó, bạn không phải bỏ ra quá nhiều chi phí mà hàng vẫn được vận chuyển nhanh chóng đến địa chỉ bạn mong muốn
- Phù hợp vơi các lô hàng nhỏ: LTL là hình thức ghép các lô hàng nhỏ lẻ của nhiều chủ hàng lại với nhau để có thể đạt điều kiện vận chuyển. Do đó, dù lượng hàng của bạn không đủ để ấp đầy một xe tải nhưng số hàng đó vẫn có thể được giao hàng đến nơi nhanh chóng.
Nhược điểm của LTL
Ngoài những ưu điểm như trên thì LTL còn có những hạn chế mà bạn phải lưu ý:
- Đối với FTL thì thời gian vận chuyển lâu hơn: Vì quá trình vận chuyển của LTL phải trải dài qua nhiều trung gian, hàng hóa phải xếp dỡ nhiều lần thì vận chuyển nguyên xe tải sẽ mang lại thời gian giao nhận nhanh hơn.
- Hàng hóa sẽ khó có thể đảm bảo được an toàn: Vì việc xếp dỡ hàng lên xuống xe tải nhiều lần rất dễ làm cho hàng hóa va đập, trầy xướt,…nên khi đến tay khách hàng thì hàng hóa không còn nguyên vẹn.
- Mất khá nhiều thời gian: LTL là hình thức vận chuyển hàng không đủ để lấp đầy một xe tải nên các chủ hàng sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để tìm kiếm đủ lượng hàng có thể ghép vào sao cho đầy xe tải. Do đó, việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến thời gian vận chuyển và chất lượng của hàng hóa.
Lúc nào nên vận chuyển theo hình thức LTL?
Mặc dù LTL đã khá “quen mặt” với nhiều người. Tuy nhiên nhiều khách vẫn băn khoăn không biết lúc nào thì nên dùng hình thức vận chuyển này? Trên thực tế bạn có thể chọn hình thức LTL trong các trường hợp sau đây:
- Cần phải tiết kiệm chi phí: Với những cá nhân, tổ chức muốn giảm tối đa chi phí khi vận chuyển hàng thì LTL là một hình thức mà bạn nên sử dụng.
- Đơn hàng không cần gấp: Vì phải tìm thêm các chủ hàng cũng có những đơn hàng lẻ nên thời gian có thể hơi lâu nhưng nếu bạn không cần gấp thì đây là một sự lựa chọn hoàng hảo.
- Lượng hàng gửi đi khá nhỏ: LTL sẽ là hình thức phù hợp nhất trong trường hợp này vì hình thức này cho phép vận chuyển hàng với khối lượng nhỏ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và thuận tiện.
Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn thông tin đầy đủ về hình thức vận chuyển LTL (Less than truckload) để giúp bạn hiểu được LTL là gì? Và những thông tin cần phải hiểu đúng về LTL. Hy vọng rằng với chia sẻ trên bạn đã biết thêm kiến thức để lựa chọn hình thức vận chuyển cho đơn hàng của mình.
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024