Thị Trường Lào hiện nay đang mở ra rất nhiều các cơ hội cho Việt Nam chúng ta. Vì vậy đang có khá nhiều các doanh nghiệp đang có xu hướng xuất khẩu sang Lào. Thế nhưng vấn đề về thủ tục xuất khẩu đi Lào luôn khiến các doanh nghiệp phải đau đầu. Cùng chúng tôi – Vận Chuyển Phước An tìm hiểu chi tiết về Thủ tục xuất khẩu hàng đi Lào mới nhất hiện nay nhé!
Tiềm Năng của Thị Trường Lào đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, thị trường Lào đang mang đến rất nhiều các cơ hội hấp dẫn cho rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như:
- Quan hệ đặt biệt giữa 2 nước Việt Nam và Lào, rất thuận lợi cho việc hợp tác phát triển kinh tế của 2 nước.
- Lào đang tăng trưởng kinh tế khá ổn định và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam
- Ngoài ra, chính phủ Lào còn ban hành khá nhiều các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt nam đầu tư vào Lào.
- Vị trí địa lý giữa Lào và Việt Nam khá thuận lợi cho việc xuất khẩu.
Các Bước thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng đi Lào
Sau đây là các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu đi lào và các điểm bạn cần lưu ý.
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ và hàng hóa
Chuẩn bị và đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn. Sau đó chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xuất khẩu.
Bước 2: Khai báo hải quan
Bạn có thể khai báo hải quan online hoặc offline. Lưu ý nhập thông tin cần khai báo trên tờ khai hải quan chính xác
Bước 3: Kiểm tra và Thông quan
Bước 4: Vận Chuyển hàng hóa
Lưu ý: Nên chọn những đơn vị uy tín trong việc Vận chuyển Việt Lào, để đảm bảo được quá trình vận chuyển cũng như hàng của bạn sẽ được đảm bảo an toàn
Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục xuất khẩu đi Lào
Để cho quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu đi Lào được diễn ra thuận lợi nhất, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ, chứng từ có liên quan đến lô hàng cần xuất khẩu đi Lào. Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá sẽ có những yêu cầu riêng về giấy tờ cũng như thủ tục nhưng nhìn chung đều bắt buộc phải có những loại giấy tờ sau đây:
- Giấy phép xuất khẩu hàng hóa đi Lào của doanh nghiệp.
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đi Lào.
- Hợp đồng thương mại
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
- Vận đơn hoặc Trucking bill
- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá
Đối với một số loại hàng hoá như nông sản, các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ, thực phẩm sẽ đòi hỏi thêm các loại giấy tờ dưới đây:
- Chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá – C/Q
- Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary)
- Giấy chứng nhận hung trùng (Fumigation)
- Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP
Thủ tục xuất khẩu hàng đi Lào mới nhất hiện nay
Mỗi loại hàng hoá sẽ có quy trình và thủ tục xuất khẩu đi Lào khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, chúng đều được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện khai báo hải quan xuất khẩu
Có hai cách thực hiện khai báo hải quan xuất khẩu hàng đi Lào, bao gồm:
Cách 1: Trực tiếp khai báo bằng tờ khai giấy tại cửa khẩu
Cách 2: Khai báo điện tử bằng phần mềm ECUS5-VNACCS
Để thực hiện việc khai báo hải quan xuất khẩu hàng đi Lào trên phần mềm VNACCS điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là mua chữ ký số (token), đăng ký tài khoản Khai báo Hải quan với Tổng Cục Hải quan; và chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến mặt hàng.
Lưu ý: Mỗi chữ ký số là một tài khoản trên ECUS5-VNACCS.
Sau khi đã có tài khoản, bạn sẽ tiến hành điền đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hoá đã được chuẩn bị đầy đủ trong bộ hồ sơ. Sau đó, lên tờ khai hải quan và truyền tờ khai, lấy kết quả phân luồng từ Hải quan.
Bước 2: Truyền tờ khai và lấy kết quả phân luồng từ Hệ thống Hải quan
Khi tờ khai hải quan điện tử được truyền đi, bạn sẽ lấy kết quả phân luồng từ Hải quan.
- Nếu kết quả phân luồng là luồng xanh: Bạn sẽ được miễn kiểm tra hàng hoá và hồ sơ
- Nếu kết quả phân luồng là luồng vàng: Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ
- Nếu kết quả phân luồng là luồng đỏ: Trong trường hợp này, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết về hồ sơ và kiểm tra hàng hoá với các mức độ thực tế khác nhau.
Tuy nhiên, nếu hàng hoá bị nghi ngờ thì tờ khai luồng xanh và luồng vàng vẫn phải kiểm hoá.
Bước 3: Thanh lý tờ khai: Tiến hành đóng thuế (nếu có) và thông quan hàng hoá
Sau khi Hải quan hoàn tất việc kiểm tra, xác nhận và chấp thuận thông tin trong tờ khai hải quan của hàng hoá.
Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế xuất khẩu (nếu có) và thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá còn lại để xuất khẩu hàng sang Lào.
Trên đây là chi tiết về thủ tục xuất khẩu đi Lào mà Chúng tôi – Vận chuyển Phước An muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục xuất khấu hàng đi Lào và có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024