Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị ngày càng tăng mạnh và được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều chưa nắm được quy trình để nhập khẩu loại hàng hóa này về Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% như thế nào? Mã HS Code của máy móc, thiết bị mới cụ thể ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi – Vận chuyển Phước An để có được câu trả lời chi tiết nhất bạn nhé!
Quy định về thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị mới
Theo quy định hiện hành, máy móc thiết bị mới 100% là hàng hóa không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay nhập khẩu. Do đó, bạn có thể tiến hành nhập khẩu về nước như hàng hóa bình thường.
—>>> Tham khảo thêm: dịch vụ Vận chuyển máy móc
Tuy nhiên, với một số loại máy móc thiết bị thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ thì khi nhập khẩu, bạn phải thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định.
Để xác định được loại máy móc thiết bị mới 100% nhập khẩu về nước có thuộc mặt hàng phải quản lý chuyên ngành hay không, bạn có thể tra cứu tại một số văn bản sau:
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an, được ban hành tại Thông tư 08/2019/TT-BCA ngày 26/03/2019
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Quyết định 2261/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2018
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương được quy định tại Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT ngày 22/02/2018
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ theo Quyết định 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải được quy định được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018
—–>>>> Tham khảo thêm: Thủ Tục Nhập Khẩu Son Môi Chi Tiết, Mới Nhất
Cần lưu ý rằng trong trường hợp, nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% thuộc Phụ lục đính kèm các văn bản trên thì bạn cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng khi nhập hàng hóa. Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị thuộc trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn đã được quy định.
Mã HS code của máy móc thiết bị mới 100%
Việc xác định đúng mã HS code đối với hàng hóa cần nhập khẩu là một điều vô cùng quan trọng bởi đây là căn cứ quan trọng giúp đơn vị nhập khẩu hiểu được các chính sách và thủ tục nhập khẩu máy móc cần thiết khi có nhu cầu nhập hàng hóa.
Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu là các máy móc, thiết bị mới 100%, bạn cần tra cứu mã HS code trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành thật kỹ lưỡng. Việc xác định mã HS code cho hàng hóa cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa thực tế.
Theo đó, đối với hàng hóa là máy móc thiết bị, hiện được phân nhóm tại hai chương 84 và 85 trong Biểu thuế. Nếu hàng hóa nhập khẩu có mã định danh thì áp dụng theo mã định danh. Ngược lại, nếu không có mã định danh thì sử dụng theo 6 quy tắc áp mã HS đã được quy định.
Do đó, tùy thuộc vào loại máy móc thiết bị thực tế bạn nhập khẩu mà mã HS sẽ khác nhau giữa từng loại hàng hóa.
Tại sao cần phải hiểu rõ thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị?
Máy móc và thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao và phát triển hiệu suất sản xuất, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhập khẩu những thiết bị này không hề đơn giản. Nếu không nắm rõ được thủ tục và quy định liên quan thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong quá trình nhập khẩu.
Việc không nắm rõ thủ tục nhập khẩu mang lại những rủi ro như sau:
- Nếu hàng hóa bị thiếu giấy tờ, hoặc giấy tờ không hợp lệ sẽ bị giữ lại tại cảng hoặc cửa khẩu
- Nếu hàng hóa vi phạm các quy định về hải quan, thì có thể bị phạt hành chính hoặc bị tịch thu hàng hóa.
- Bị trì hoãn sản xuất do quá trình thông quan bị kéo dài
- Việc kéo dài đôi khi sẽ phải trả thêm các khoản phí phát sinh không cần thiết.
Hồ sơ cần thiết để nhập khẩu máy móc, thiết bị mới 100%
Đối với hàng hóa là máy móc thiết bị mới 100% nhưng thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành theo quy định của các Bộ thì khi nhập khẩu hàng hóa, bạn phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng.
—>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thủ tục nhập khẩu son môi
Theo đó, hồ sơ kiểm tra chất lượng bạn cần chuẩn bị gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Vận đơn đường biển (B/L)
- Phiếu đóng gói, bảng liệt kê hàng hóa (Packing List)
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
- Bản thuyết minh, giới thiệu về các tài liệu kỹ thuật theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra
- Bản sao chứng nhận chất lượng hàng hóa có chứng thực và các tài liệu kỹ thuật khác liên quan.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa, bạn cần tiếp tục thực hiện thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% như bình thường.
Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà Phước An đã đề cập ở trên để việc thông quan hàng hóa được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 2: Khai báo hải quan, làm thủ tục thông quan.
- Khai báo trực tuyến: Bạn có thể khai báo hải quan trực tuyến qua ứng dụng ECUS5/VNACCS.
- Khai báo thủ công: Trong trường hợp không thể khai báo Online, doanh nghiệp có thể khai báo trên tờ khai hải quan.
Bước 3: Kiểm tra hàng hóa, giấy tờ.
Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa, giấy tờ hồ sơ để đối chiếu với thông tin khai báo, nhằm đảm bảo hàng hóa nhập khẩu không vi phạm quy định pháp luật.
Bước 4: Thanh toán các khoản phí, thuế nhập khẩu
Sau khi hàng hóa đã hoàn tất các thủ tục, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh toán các khoản phí, thuế như thuế nhập khẩu, thuế GTGT,…
Bước 5: Vận chuyển và nhận hàng.
Sau khi đã hoàn tất cả bước trên, hàng hóa sẽ được thông quan và vận chuyển đến nơi nhận hàng.
Chính sách về thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị mới
Thông thường, khi nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% về Việt Nam, bạn có thể phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Do đó, bạn cần căn cứ vào loại hàng hóa thực tế mà bạn nhập khẩu và mã HS Code của hàng hóa đó để xác định được chính xác mức thuế cụ thể.
Mức thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng VAT sẽ có sự khác nhau cụ thể đối với từng mặt hàng. Chính vì vậy, để tránh nhầm lẫn khi tính thuế, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin này trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.
Cần lưu ý rằng: Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin này để biết được mặt hàng nhập khẩu có được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu hay không bởi khi hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn thì hàng hóa của bạn sẽ có thể được hưởng ưu đãi về thuế.
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị có thể khá phức tạp. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững các quy định, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thực hiện hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị dịch vụ như Phước An – chúng tôi.
Trên đây là bài viết giới thiệu về thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị mới chi tiết từ A-Z của chúng tôi – Vận chuyển Phước An. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có trang bị thêm cho mình những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích để có thể hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy móc nhanh chóng hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa máy móc về Việt Nam từ Lào – Thái – Campuchia thì có thể tham khảo dịch vụ của Vận Chuyển Phước An sau đây nhé!
- Vận chuyển hàng từ thái lan về Việt Nam
- Vận chuyển hàng từ campuchia về Việt Nam
- Vận chuyển hàng từ lào về Việt Nam
- Lào có bao nhiêu dân tộc? Sinh sống ở đâu? - 14/10/2024
- Thái Lan nói tiếng gì? Ngôn ngữ người Thái sử dụng? - 12/10/2024
- Biểu tượng của Thái Lan là con gì? - 11/10/2024