LSS là phí giảm thải lưu huỳnh được áp dụng trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Trong bài viết sau đây của Vận chuyển Phước An chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về LSS là phí gì cũng như các thông tin có liên quan. Hãy cùng theo dõi nhé!
LSS là phí gì?
LSS được viết tắt bởi cụm từ Low Sulphur Surcharge, thường được gọi là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Loại phụ phí này được áp dụng trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không.
Mục đích áp dụng phụ phí LSS này nhằm bù đắp các khoản chi phí phát sinh do hãng tàu sử dụng nhiên liệu sạch, có hàm lượng lưu huỳnh thấp, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.
Phụ phí giảm thải lưu huỳnh này còn được các hãng tàu gọi với nhiều cái tên như:
- Phụ phí lưu huỳnh thấp – LSS
- Phụ phí nhiên liệu xanh – GFS
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải – ECA
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp – LSF
Phụ phí LSS do bên nào chịu và mức thu là bao nhiêu?
Cho đến thời điểm hiện nay thì chưa có quy định nào quy định rõ bên nào sẽ chịu phụ phí LSS, tất cả đều dựa vào các thoả thuận giao dịch cụ thể trong hợp đồng của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Vì thế, khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, hai bên phải quy định rõ ai là chịu trách nhiệm chi trả loại phụ phí này.
Mức phụ phí LSS mà hãng tàu thu sẽ tuỳ thuộc vào loại container:
- Container 20′ khô, mức phụ phí LSS phải đóng thường dao động từ 25-35 USD/Container
- Container 40′ khô hoặc hàng lạnh, mức phí sẽ dao động từ 50-70 USD/Container.
Phụ phí LSS có phải kê khai trong trị giá tính thuế hay không?
Theo thông tư 39/2015/TT-BTC và thông tư số 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính thì phụ phí LSS là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế trong trường hợp nhà nhập khẩu phải thanh toán phụ phí này cho hãng tàu.
Theo điều 13 khoản 2 mục g của Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch bao gồm: phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu”. Và phí LSS được coi là một phần của chi phí vận chuyển vì vậy phải được cộng vào trị giá tính thuế.
Theo công văn 969/HQHCM-TXNK của Cục Hải quan TP HCM, nêu rõ:”Do thuộc phạm vi các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên nên phụ phí LSS sẽ là khoản được cộng vào trị giá hải quan”
Một số biện pháp giúp đáp ứng các tiêu chí mới về LSS
Để đáp ứng được các tiêu chí mới về LSS, IMO đã đưa ra một số biện pháp như:
- Sử dụng dầu nhiên liệu tuân thủ có mức lưu huỳnh thấp. Trong bộ luật quốc tế về tàu sử dụng Gas – nhiên liệu Flashpoint thấp khác. một nhiên liệu thay thế khác là methanol đang được sử dụng trên một số dịch vụ biển ngắn.
- Sử dụng phương pháp tương đương đã được phê duyệt như hệ thống làm sạch khi thải hoặc máy lọc khí, làm sạch khi thải trước khi chúng được thải vào khí quyển.
Với các thông tin được chia sẻ trên đây, Vận chuyển Phước An chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về LSS là phí gì?. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Lào có bao nhiêu dân tộc? Sinh sống ở đâu? - 14/10/2024
- Thái Lan nói tiếng gì? Ngôn ngữ người Thái sử dụng? - 12/10/2024
- Biểu tượng của Thái Lan là con gì? - 11/10/2024