Rất nhiều doanh nghiệp giữa các quốc gia đã sử dụng hợp đồng thương mại trong hoạt động mua bán hàng hóa với mục đích đảm bảo quyền lợi của đôi bên. Vậy Hợp đồng ngoại thương là gì? Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương cụ thể ra sao? Đâu là các loại hợp đồng ngoại thương được sử dụng phổ biến hiện nay. Hãy cùng Phước An tìm hiểu ở bài viết ngay dưới đây nhé!
Hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương hay thường gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là một thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) thuộc hai quốc gia khác nhau.
Hợp đồng này quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, điều kiện thanh toán, giao hàng và các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình mua bán.
Bên cạnh đó, hợp đồng ngoại thương là một văn bản chính thức, các Điều khoản số và điều kiện của nó đã có sẵn trong một văn bản mẫu cụ thể, được chứng thực bằng chữ ký của bên bán và bên mua.
Ví dụ về hợp đồng ngoại thương
Một doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 10 tấn chôm chôm sang doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Khi ký kết hợp đồng mua bán loại trái cây này, hai bên đã ký kết một bản hợp đồng ngoại thương ghi đầy đủ và rõ ràng các Điều khoản số giao dịch, cụ thể hợp đồng này được lập thành hai bản bằng tiếng Hàn và tiếng Việt và có hiệu lực pháp lý như nhau.
Phân loại Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương sẽ được phân loại và sử dụng tùy theo mục đích, tính chất hợp đồng như:
Theo thời gian trong hợp đồng:
- Đối với hợp đồng dài hạn thì thời gian thực hiện sẽ lâu hơn và việc giao hàng được chia thành nhiều giai đoạn trong thời gian đó
- Hợp đồng ngắn hạn thì thời gian thực hiện tương đối ngắn hơn, và việc giao hàng thường được thực hiện trong một lần.
Theo nghiệp vụ, hình thức kinh doanh có thể phân loại hợp đồng như sau:
- Hợp đồng xuất nhập khẩu
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
- hợp đồng gia công
- Hợp đồng tái nhập – tái xuất
- tạm nhập tạm xuất
- …
Vai trò của Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động mua bán quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu. Nó:
- Bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng: Giúp đảm bảo rằng cả người mua và người bán đều có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết
- Làm cơ sở pháp lý: Là căn cứ để giải quyết những tranh chất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
- Tạo sự minh bạch trong giao dịch: Giúp các bên hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó tạo ra sự tin tưởng và hợp tác lâu dài.
Hợp đồng ngoại thương sẽ có hiệu lực từ khi nào?
Theo nguyên tắc, hợp đồng ngoại thương bằng văn bản thường có hiệu lực khi bên cuối cùng ký hợp đồng, trừ khi cả hai bên đều thống nhất hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác.
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
Với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được một phần nào đó về hợp đồng ngoại thương. Vậy hợp đồng ngoại thương sẽ có những đặc điểm gì?
- Thứ nhất, chủ thể hợp đồng là bên mua và bên bán. Có thể là thể nhân, pháp nhân và cũng có thể là nhà nước.
- Thứ hai, đối tượng hàng hóa phải là hàng hóa.
- Thứ ba, nội dung của hợp đồng phải là nghĩa vụ của hai bên về việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, giao hàng cho bên mua, thanh toán cho bên bán.
- Thứ tư, hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng, văn bản hoặc được xác nhập bằng hành động cụ thể.
- Và hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có cam kết đôi bên.
Nội dung cần có trong hợp đồng ngoại thương
Trong nội dung của hợp đồng ngoại thương thường chứa nhiều thông tin quan trọng mà cả người bán và người mua cần chú ý. Nếu thiếu đi bất kỳ nội dung nào đó thì có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một trong hai bên. Vì vậy trước khi đưa ra hợp đồng, cả 2 bên cần kiểm tra thật chi tiết và kỹ lưỡng:
- Commodity: Mô tả tổng quan chi tiết về lô hàng hóa
- Quality: Mô tả về chất lượng của hàng hóa
- Payment: Phương thức thanh toán
- Packing and Marking: Quy cách đóng gói và dán nhãn hàng hóa
- Warranty: Chính sách bảo hành cho hàng hóa
- Price: Đơn giá và tổng tiền lô hàng hóa
- Arbitration: Điều khoản số về trọng tài nếu trường hợp xảy ra tranh chấp
- Quantity: Số lượng và trọng lượng hàng hóa
- Shipment: Thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa
- Insurance: Chính sách bảo hiểm hàng hóa
- Penalty: Điều khoản số quy định về việc phạt hoặc bồi thường thiệt hại
- Claim: Điều khoản số về các trường hợp khiếu nại trong giao dịch
- Force Majeure: Điều khoản số về các trường hợp được miễn trách nhiệm hoặc bất khả kháng
- Other terms and conditions: Những Điều khoản số, quy định khác
Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất hiện nay
Theo như thỏa thuận của hợp đồng, để đi đến ký kết, hợp tác, dưới sự đồng ý của cả 2 bên, cùng có những thỏa thuận chung như sau:
- Điều khoản số 1: Định nghĩa
- Điều khoản số 2: Phạm vi của hợp đồng
- Điều khoản số 3: Giá trị của hợp đồng
- Điều khoản số 4: Điều kiện để giao hàng
- Điều khoản số 5: Phương thức thanh toán
- Điều khoản số 6: Thuê tàu
- Điều khoản số 7: Bảo hiểm
- Điều khoản số 8: Kiểm tra hàng hóa
- Điều khoản số 9: Bảo hành
- Điều khoản số 10: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Điều khoản số 11: Chấm dứt hợp đồng
- Điều khoản số 12: Thực hiện pháp lý/Phạt giao hàng chậm
- Điều khoản số 13: Trường hợp bất khả kháng
- Điều khoản số 14: Sửa đổi hợp đồng
- Điều khoản số 15: Trọng tài kinh tế
- Điều khoản số 16: Luật điều chỉnh hợp đồng
- Điều khoản số 17: Không chuyển nhượng
- Điều khoản số 18: Ngôn ngữ và hệ thống đo
- Điều khoản số 19: Toàn bộ hợp đồng
Trên đây là các mẫu hợp đồng ngoại thương cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Phụ thuộc vào chính sách cũng như yêu cầu trong quá trình trao đổi hàng hóa của mỗi công ty mà sẽ có thêm những điều kiện và chính sách riêng biệt. Hai bên sẽ thêm những Điều khoản số cụ thể phía sau hợp đồng sau khi thỏa thuận thành công thì mới tiến hành ký kết.
Những lưu ý khi soạn hợp đồng ngoại thương
- Do những khó khăn, trở ngại như khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ nên hai bên cần phải thỏa thuận kỹ trước khi kí kết hợp đồng, nếu có sự thay đổi sẽ bị mất thêm chi phí để sửa
- Khi đàm phàn hợp đồng thì cần thống nhất tất cả các vấn đề liên quan. Các điều khoản mà quy định pháp luật hai bên cấm thì không được nêu, vì việc các bên quy định khác nhau sẽ khiến hợp đồng vô hiệu.
- Hợp đồng nên ghi rõ ràng, tránh những từ ngữ tối nghĩa hoặc nhiều nghĩa, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp.
- Người ký và đóng dấu phải là người có thẩm quyền
- Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ cả hai bên đều thông thạo hoặc hoặc sử dụng hợp đồng song ngữ.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng ngoại thương là gì mà Vận chuyển Phước An muốn bạn nắm rõ. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như có bất kỳ thắc mắc nào khác cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ nhanh chóng bạn nhé!
—>>> Tham khảo thêm: MTO Là Gì? Phân Biệt MTO, ATO, ETO Và MTS Chi Tiết Nhất
- Lào có bao nhiêu dân tộc? Sinh sống ở đâu? - 14/10/2024
- Thái Lan nói tiếng gì? Ngôn ngữ người Thái sử dụng? - 12/10/2024
- Biểu tượng của Thái Lan là con gì? - 11/10/2024