
Khái niệm về “chuỗi cung ứng là gì” từ lâu đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, họ vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm của chuỗi cung ứng và Logistic. Về bản chất, chuỗi cung ứng khác hoàn toàn so với khái niệm về Logistics. Vậy chuỗi cung ứng là gì, khác Logistics như thế nào, cùng Vận chuyển Phước An giải đáp câu hỏi này nhé!
1. Định nghĩa chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng được hiểu là một hệ thống bao gồm những tổ chức, thông tin, hoạt động, con người, phương tiện liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ xuyên suốt từ nhà sản xuất, nhà cung cấp ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến các công ty vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.
Chuỗi cung ứng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng của một công ty bao gồm các phòng ban quan trọng như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng… Mỗi phòng ban đều thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt nhưng đều được liên kết chặt chẽ với nhau để cùng đạt được mục đích chung là đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho công ty. Ngày nay, chuỗi cung ứng ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công của doanh nghiệp.
2. Chuỗi cung ứng bao gồm những thành phần quan trọng nào?
Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được tạo nên từ các thành phần quan trọng nào? Hãy cùng tìm hiểu về 5 thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng bên dưới đây:
Nhà cung cấp nguyên liệu thô
Nhà cung cấp nguyên liệu thô được xem là thành phần quan trọng nhất trong một chuỗi cung ứng bởi đây có thể là nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất sẽ thực hiện các công việc để hoàn thiện các nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu thô có mối liên hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau bởi nếu một trong 2 thành phần quan trọng này gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nhà phân phối
Sau khi có được sản phẩm hoàn chỉnh, nhà phân phối sẽ tham gia vào việc cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhà phân phối thường giao hàng hóa với số lượng lớn và ít khi bán lẻ cho khách hàng. Do đó, các nhà phân phối thường sẽ liên kết với các đại lý bán lẻ (tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) của họ để phân phối hàng hóa đến khách hàng.
Đại lý bán lẻ
Các đại lý bán lẻ (tiệm tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) được xem là một thành phần có cấp bậc thấp hơn so với nhà phân phối. Đại lý bán lẻ sẽ có nhiệm vụ nhập hàng trực tiếp từ các nhà phân phối và bán lẻ các hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, họ thường sẽ nhập một lượng lớn hàng hóa lớn để dự trữ, tồn kho. Sau đó, các đại lý bán lẻ sẽ bán lẻ hàng hóa đến từng khách hàng.
Khách hàng
Khách hàng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Họ có thể là bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào tiêu thụ hàng hóa. Khách hàng cũng có thể mua hàng trực tiếp tại nhà phân phối nếu mua với số lượng lớn, nhưng hầu như tỉ lệ mua hàng này khá thấp. Đa số khách hàng chỉ mua hàng tại các đại lý bán lẻ và nhà phân phối. Khách hàng chính là đối tượng duy nhất tạo ra giá trị cho toàn bộ chuỗi bởi họ là người mang doanh thu về cho doanh nghiệp.
3. “Bật mí” 4 đặc điểm chính của một chuỗi cung ứng hiệu quả
Thế nào là một chuỗi cung ứng hiệu quả? Để có được một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải tối ưu được chuỗi cung ứng có được các đặc điểm sau:
- Chuỗi cung ứng phải thỏa mãn và gắn liền với chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp theo từng giai đoạn khác nhau nhằm phù hợp với các yếu tố về thị trường, nguồn lực và thế mạnh của doanh nghiệp.
- Trong một chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với phân khúc thị trường và có thể cung cấp kịp thời đến tay khách hàng.
- Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cần phù hợp với vị thế hiện tại cũng như chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với từng vị thế sẽ có từng lựa chọn khác nhau về nhà cung cấp cũng như khách hàng mục tiêu khác nhau trong chuỗi cung ứng.
- Đối với chuỗi cung ứng hiệu quả, công ty buộc phải thích nghi với sự thay đổi. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải đưa ra những thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình của thị trường, khách hàng cũng như là đối thủ cạnh tranh.
4. Vai trò của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế hiện đại
Chuỗi cung ứng đóng vai trò hết sức quan trọng và to lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện và phân phối đến tay người tiêu dùng sẽ phải trải qua nhiều quá trình khác nhau và quá trình đó đều nằm bên trong chuỗi cung ứng.
Vậy nên có thể khẳng định rằng chuỗi cung ứng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và tối ưu nhất. Một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và thu được nhiều lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp muốn phát triển cần chú trọng đầu tư để vận hành nên chuỗi cung ứng tốt nhất.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, để không bỏ lỡ những bài viết hay về lĩnh vực Logistics, xin mời bạn follow Fanpage của Vận chuyển Phước An: Vận Tải Phước An – Phước An Logistics