Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ gồm mấy bước? Ưu & nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là gì? Hãy cùng chúng tôi – Vận chuyển Phước An tìm hiểu về quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ chi tiết ở bài viết bên dưới đây nhé!
Xuất khẩu hàng hoá bằng đường bộ là gì?
Xuất khẩu hàng hàng hoá bằng đường bộ có nghĩa là quá trình vận chuyển hàng hoá từ một quốc gia này đến một quốc gia khác bằng các phương tiện vận chuyển đường bộ. Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường bộ, bao gồm các bước chuẩn bị hàng hoá, vận chuyển, đóng gói, thông quan và giao hàng cho người nhận cuối cùng.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ chi tiết
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và chú trọng vào quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ chi tiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam mà Phước An Logistics muốn chia sẻ với bạn!
—>>> tham khảo thêm dịch vụ: Vận chuyển hàng đi lào bằng đường bộ
Bước 1 – Ký kết hợp đồng và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Bước đầu tiên để khởi đầu quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ chính là thương thảo và ký kết hợp đồng với đối tác. Tùy vào lợi ích, yêu cầu của doanh nghiệp, hai bên sẽ cùng thương thảo để thống nhất các điều khoản cụ thể để hoàn thành bản hợp đồng chính thức. Sau khi đã ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ hay thư tín dụng L/C với khách hàng hay đối tác của mình, doanh nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị hàng hóa để thực hiện đầy đủ quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ, bao gồm:
- Chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa cần xuất khẩu: Sau khi đã thống nhất về thời gian, số lượng hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị, thu gom tập trung đầy đủ số lượng hàng hóa theo đúng yêu cầu đã nêu.
- Đối với các hợp đồng cố số lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt nhất, kịp thời để tránh việc phi phạm hợp đồng với khách hàng, đối tác của mình.
1.1 Quy định đóng gói hàng hóa
Hàng hóa xuất khẩu luôn phải được đóng gói theo đúng quy định: Trong mọi hoạt động buôn bán, xuất khẩu hàng hóa quốc tế, quá trình đóng gói hàng hóa luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hàng hóa được đóng gói đúng theo quy định nhằm mục đích bảo quản chất lượng và phân biệt nhiều loại hàng khác nhau. Cụ thể, quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ sẽ được yêu cầu đóng gói dưới các dạng như sau:
- Bao (bag): Sử dụng để đóng gói các sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp hay hóa chất được đóng vào trong bao bì để không bị hư hỏng, hóa chất cũng không có khả năng tác dụng ngay với không khí.
- Case, box: Bao gồm những hàng hóa có giá trị tương đối cao, dễ hư hỏng cần được đảm bảo an toàn trong toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa.
- Kiện hay bì (bale): Dùng để đóng gói các hàng hóa có thể ép gọn lại để tiết kiệm diện tích nhưng không ảnh hưởng đến bản chất hay chất lượng của hàng hóa.
- Thùng (barrel, drum): Dùng để đóng gói hàng hóa là các chất lỏng, chất bột và một số loại hàng hóa đặc biệt khác sẽ được chứa trong các loại thùng dạng này.
1.2 Các trường hợp ngoại lệ
Ngoài các cách đóng gói được kể trên, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các hình thức đóng gói đặc biệt trong một số trường hợp nhất định. Có thể kể đến các dạng đóng gói khác như sử dụng bao bì trong hay bao bì trực tiếp. Các loại bao bì này được sử dụng với mục đích chính là đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn trong quy định xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ quốc tế.
—>>> Xem thêm dịch vụ: Vận chuyển hàng đi thái lan bằng đường bộ
1.3 Gán ký mã hiệu hàng hóa
Ký mã hiệu hàng hóa đóng vai trò giúp nhận biết chính xác các loại hàng hóa cần xuất khẩu. Mỗi loại hàng hóa xuất khẩu sẽ được doanh nghiệp gán các ký mã hiệu khác nhau để giúp phân biệt hàng hóa trong quy trình làm thủ tục cũng như vận chuyển hàng hóa. Ký mã hiệu được dùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa thông thường có thể được thể hiện bằng số, bằng chữ hoặc kết hợp bằng cả số và chữ.
Bước 2 – Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu
Trước khi xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa trước khi giao đến tay khách hàng, đối tác. Hàng hóa xuất khẩu cần phải đảm bảo đủ số lượng, các yêu cầu khác có liên quan đến bao bì của sản phẩm giống như trong hợp đồng được ký kết,
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra xem liệu hàng hóa cần xuất khẩu có nằm trong diện cần phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Nếu hàng hóa cần xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình kiểm tra.
Sau khi kiểm tra chuyên ngành, nếu kết quả đạt yêu cầu thì lô hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận để tiếp tục quy trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không được phép xuất khẩu lô hàng hóa kiểm tra bởi chất lượng kém hơn mức được cho phép.
Bước 3 – Thuê phương tiện vận tải, lưu cước
Phương tiện được sử dụng xuyên suốt trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ sẽ được thỏa thuận giữa người bán và người mua. Hai bên sẽ cần đưa chi tiết này vào hợp đồng để đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa và quá trình vận chuyển thuận tiện nhất.
—->>> Xem thêm dịch vụ: Vận chuyển hàng đi campuchia bằng đường bộ
Theo đó thì thông thường, đối với quy trình xuất khẩu hàng hóa thì bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng và bên mua sẽ chịu trách nhiệm mang hàng hóa về kho của mình.
Có khá nhiều phương tiện vận chuyển phù hợp với số lượng, loại hàng hóa cần xuất khẩu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Một số phương tiện thường được dùng trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường bộ bao gồm: xe tải, xe bồn, xe fooc, xe container…
Bước 4 – Tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa
Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ, những rủi ro và nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra và doanh nghiệp không thể lường trước hoặc tránh khỏi được. Do đó, việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là một yêu cầu cần thiết để để phòng những trường hợp không may có thể xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Bước 5: Làm thủ tục hải quan hàng hóa
Làm thủ tục hải quan hàng hóa là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Để hàng hóa xuất khẩu có thể được thông quan tại các cửa khẩu thì doanh nghiệp sẽ cần phải làm thủ tục hải quan với quy trình gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Khai báo với Cơ quan hải quan
- Bước 2: Tiến hành xuất trình hàng hóa
- Bước 3: Thực hiện các quyết định của Cơ quan hải quan
Giấy tờ thông quan sẽ được cấp nếu hàng hóa xuất khẩu hoàn toàn bình thường và không vi phạm bất kỳ quy định của Luật Thương Mại.
Những lưu ý trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Bên cạnh việc theo dõi và kiểm tra các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các lưu ý về thông tin giúp quy trình xuất khẩu hàng hàng hóa của doanh nghiệp an toàn và thuận tiện nhất có thể. Một số lưu ý mà doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
- Nắm rõ thông tin của đơn vị vận chuyển, bao gồm thông tin liên lạc, đăng ký theo dõi lịch trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
- Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp hay thông qua các hình thức chuyển tải.
- Tần suất vận chuyển có phù hợp với thời hạn giao hàng cho đối tác hay không.
- Thời gian vận chuyển hàng là bao lâu, có kịp với thời hạn muộn nhất trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hay không.
- Đặc biệt, đối với những vấn đề liên quan đến việc chịu trách nhiệm, chính sách bồi thường hàng hóa nếu chẳng may xảy ra các sự cố không mong muốn có thật sự có lợi cho khách hàng không.
Trên đây là thông tin về quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ chi tiết mà chúng tôi – Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ với bạn! Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với doanh nghiệp của bạn! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE để được hỗ trợ tư vấn.
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024
- Thủ tục tạm nhập tái xuất đi Lào – Chi tiết dịch vụ - 09/12/2024