
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng không Việt Nam ngày càng mang đến triển vọng việc làm cho khối ngành Kỹ thuật hàng không hiện nay. Vậy ngành kỹ thuật hàng không là gì? Ra trường làm gì? Mức lương cụ thể ra sao mà hấp dẫn đến vậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vận chuyển Phước An bạn nhé!
Ngành kỹ thuật hàng không là gì?
Ngành kỹ thuật hàng không là gì? Nói về lịch sử hình thành, ngành kỹ thuật hàng không đã ra đời và phát triển vào thế kỷ thứ 19 nên đây được xem là chuyên ngành có tuổi đời trẻ nhất trong khối ngành kỹ sư. Định nghĩa một cách ngắn gọn, ngành Kỹ thuật hàng không, tên Tiếng Anh là Aerospace Engineering, là ngành chủ yếu đào tạo cách thức để thiết kế và xây dựng những loại máy móc có thể bay.
Có thể khẳng định rằng kỹ thuật hàng không là một ngành kỹ thuật chuyên nghiên cứu, phát triển và đảm bảo các yếu tố có liên quan đến kỹ thuật của máy bay và các phương tiện bay một cách trực tiếp.
Kỹ thuật hàng không là ngành đào tạo ra những sinh viên có trình độ về thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác máy bay và các trang thiết bị khác có liên quan đến máy bay như cơ khí, khí động lực, động cơ sức đẩy, thủy khí và thiết bị mặt đất.
Ngành kỹ thuật hàng không bao gồm 2 mảng riêng biệt, đó là kỹ thuật hàng không dân dụng và kỹ thuật hàng không vũ trụ. Trong đó:
- Kỹ thuật hàng không dân dụng tập trung thiết kế và chế tạo các loại máy bay sử dụng trong phạm vi khí quyển.
- Kỹ thuật hàng không vũ trụ chủ yếu nghiên cứu về các vệ tinh hoặc tàu du hành sử dụng ngoài phạm vi của khí quyển trái đất.
Các kiến thức được trang bị cho sinh viên ngành này bao gồm cơ khí kỹ thuật, khoa học cơ bản, kỹ năng thực hành về nghề nghiệp,…Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ năng lực để áp dụng các kiến thức được học vào việc thiết kế, vận hành và bảo hành các thiết bị, hệ thống có liên quan đến cơ khí hàng học.
Học ngành kỹ thuật hàng không sau này làm gì?
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn Châu Á.
Chính vì vậy, hãy yên tâm rằng nếu bạn lựa chọn học ngành kỹ thuật hàng không thì sẽ không bao giờ phải lo đến việc thất nghiệp. Vậy tại sao ngành kỹ thuật hàng không là gì lại “hot” đến vậy? Bởi vì hiện nay, nhu cầu di chuyển đi lại của con người bằng máy bay đang ngày càng tăng cao. Điều này cũng kéo theo sự phát triển về cơ hội việc làm của ngành hàng không trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.
Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng không sẽ có cơ hội thử sức mình trong các lĩnh vực dưới đây:
- Chuyên viên nghiên cứu các lĩnh vực hàng không để tìm tòi ra các thiết bị, công nghệ, vật liệu, hệ thống mới giúp ngành hàng không phát triển.
- Chuyên viên thiết kế lĩnh vực hàng không sẽ chịu trách nhiệm thiết kế cho các bộ phận hoặc cho hệ thống máy bay của doanh nghiệp, công ty sản xuất các lĩnh vực liên quan đến hàng không.
- Chuyên viên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống của máy bay nhằm đảm bảo máy bay hoạt động một cách hiệu quả và trơn tru nhất.
- Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng máy bay, sửa chữa tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, tại các cụm cảng của hàng không hoặc tại các sân bay nội địa và quốc tế.
- Kỹ sư thiết kế và vận hành trong các công ty có dịch vụ kỹ thuật hàng không, trong các phòng sản xuất, kỹ thuật hoặc phòng thiết kế của các công ty dịch vụ kỹ thuật và sản xuất công nghiệp…
- Kỹ sư thực hiện nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và phát triển cơ khí động lực hoặc tại các trường đại học ở trong và ngoài nước.
- Kỹ sư hàng không có chuyên môn về thiết kế, nghiên cứu, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra tất cả các máy bay quân sự, máy bay dân dụng, vệ tinh.
Ngành kỹ thuật hàng không phù hợp với những ai?
Ngoài việc yêu thích ngành kỹ thuật hàng không thì sinh viên cũng cần có những kỹ năng và tố chất như sau để đáp ứng đầy đủ tiêu chí của ngành này:
- Có khả năng áp dụng được các kiến thức về khoa học, kỹ thuật và toán học đã được học vào trong thực tiễn.
- Khả năng giao tiếp, ngoại giao tốt, đặc biệt là kỹ năng hoạt động nhóm
- Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học là một lợi thế
- Có tính kiên trì, chăm chỉ và nhẫn nại.
- Có trách nhiệm cao trong công việc và đặc biệt là chịu được áp lực cao của ngành này.
- Luôn tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo…
Hy vọng thông qua bài viết trên đây của Vận chuyển Phước An, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành kỹ thuật hàng không là gì và có những định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai bạn nhé!
—>>> Tham khảo thêm: Mã SKU Là Gì? Ý Nghĩa Của Mã SKU Trong Quản Lý Kho Hàng
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023