Bí quyết nằm ở một mô hình logistics hiện đại và hiệu quả, đó chính là Cross Docking. Thay vì lưu trữ hàng hóa trong kho một thời gian dài, Cross Docking cho phép hàng hóa được chuyển trực tiếp từ xe tải này sang xe tải khác để đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Vậy thì Cross Docking là gì? Có mấy loại hình Cross Docking? Những lợi ích mà Cross Docking mang lại là gì?.
Tất cả những thắc mắc này sẽ được Vận chuyển Phước An chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cross Docking là gì?
Cross Docking là một kỹ thuật Logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nhưng vẫn cho phép thực hiện chức năng tiếp nhận, gửi hàng. Thay vào đó, hàng hóa sẽ được phân loại, đóng gói và chuyển ngay lập tức lên các phương tiện vận chuyển đi đến các điểm đến khác nhau.
Điều này giúp giảm thiểu thời gian lưu kho, chi phí vận hành và tăng cường tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng.
Ví dụ điển hình về sự thành công của Cross – Docking không thể không kể đến Walmart. Hàng hóa từ các nhà cung cấp được vận chuyển đến các trung tâm phân phối của Walmart. Tại đây, hàng hóa được phân loại theo từng cửa hàng và chuyển ngay lên xe tải để giao hàng trực tiếp mà không cần lưu kho trung gian. Nhờ áp dụng Cross Docking, Walmart đã tiết kiệm được chi phí kho bãi, giảm tồn kho và rút ngắn thời gian giao hàng đến cửa hàng.
Có mấy loại Cross Docking? Phân loại cụ thể
Thuật ngữ Cross Docking được sử dụng để mô tả nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến thu gom, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.
Cross Docking được chia thành các loại cụ thể như sau:
Cross Docking nhà sản xuất (Manufacturing Cross-Docking)
Hàng hóa được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến các trung tâm phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ
Ví dụ: bạn là một nhà sản xuất và cần thuê một nhà kho gần nhà máy của bạn để sử dụng nó trong việc lắp ráp, thu gom các thành phần của từng bộ phận lại với nhau
Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross-Docking)
Hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp khác nhau được tập trung tại một trung tâm phân phối, sau đó được phân loại và chuyển đến các cửa hàng bán lẻ
Ví dụ: các bộ phận của một máy tính từ nhiều nhà cung cấp khác nhau đều có thể tìm được cho mình một nguồn linh kiện phù hợp từ các nhà cung cấp khác. Sau đó kết hợp chúng với nhau để tạo thành một lô hàng hoàn thiện cho khách hàng.
Cross Docking vận tải (Transportation-Cross Docking)
Mô hình Cross Docking vận tải mô tả hoạt động kết hợp với các lô hàng hóa từ một số nhà vận tải chỉ khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ mục đích là để đem lại lợi ích kinh tế về quy mô.
Cross Docking bán lẻ (Retail Cross-Docking)
Đây chính hình thức phổ biến và cũng là quá trình liên quan đến việc tiếp nhận nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, sau đó phân loại vào các xe tải đầu ra cho các cửa hàng bán lẻ.
Ví dụ: bạn là một nhà phân phối và bạn sẽ nhập rất nhiều mặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để phân phối hàng hóa đến các cơ sở bán lẻ như siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.
Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross-Docking)
Có thể sử dụng mô hình Cross Docking cơ hội ở bất cứ kho hàng nào, mô hình này chính là việc chuyển một sản phẩm cụ thể từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu biết trước của khách hàng về sản phẩm đó.
Quá trình mô hình Cross Docking trong logistics diễn ra như thế nào?
Quy trình Cross-Docking trong logistics diễn ra gồm các bước như sau:
Bước 1: Nhận hàng
Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến cơ sở Cross-Docking từ các nơi sản xuất và các nhà cung cấp khác nhau
Bước 2: Phân loại và sắp xếp hàng hóa
Các nhân viên sẽ tiến hành phân loại và sắp xếp đóng gói các hàng hóa theo từng tiêu chí về chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa…
Bước 3: Hàng hóa được chuyển từ khu vực phân loại đến khu vực giao hàng theo thứ tự đã sắp xếp
Bước 4: Vận chuyển và kiểm tra lại hàng hóa
Hàng hóa sẽ được kiểm tra và đối chiếu theo danh sách đặt hàng, và xếp dỡ lên xe tải và giao hàng đến các cửa hàng hoặc trung tâm phân phối khác theo kế hoạch giao hàng.
Bước 5: Giao hàng đến địa điểm cuối
Hàng hóa sẽ được vận chuyển giao đến điểm cuối cùng của khách hàng, hoặc đôi khi là đơn vị vận chuyển tiếp theo để tiếp tục quá trình.
Ưu nhược điểm của Cross Docking
Cross Docking là một mô hình được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong việc quản lý sản xuất kho hàng. Sau đây là một số ưu và nhược điểm của Cross Docking:
Ưu điểm
- Thứ nhất: Giúp các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ giảm được chi phí giữ hàng hóa tồn kho và không gian chứa hàng. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, các loại hàng hóa có nhu cầu sử dụng cao và mức độ tiêu thụ thường xuyên.
- Thứ hai: Làm giảm chi phí vận chuyển. Ví dụ: bạn là cửa hàng bán lẻ, bạn thường xuyên tốn nhiều chi phí khi sử dụng dịch vận chuyển hàng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Cross Docking, các lô hàng nhỏ lẻ sẽ được gom thành một xe tải đầy rồi mới tiến hành vận chuyển. Như thế, bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí.
- Thứ ba: Tất cả hàng hóa đều được lưu trữ trong cùng một kho. Giúp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm hàng hóa một cách dễ dàng hơn đồng thời kiểm soát được không gian lưu trữ cũng như hạn chế được sự hư hỏng, móp méo hàng hóa.
Nhược điểm
Mặc dù, Cross Docking tồn tại những lợi ích như vậy tuy nhiên vẫn có những nhược điểm mà bạn cần lưu ý khi sử dụng nó như:
- Nếu bạn không quản lý và giám sát không đảm bảo được quy trình được hoạt động một cách hiệu quả sẽ khiến cho bạn tổn rất nhiều thời gian.
- Khi mới hoạt động và sử dụng mô hình Cross Docking này sẽ làm tốn rất nhiều chi phí.
- Nếu trong quá trình tiếp nhận hàng hóa liên tục xuất hiện các vấn đề đến từ nhà cung cấp. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, chậm chí còn giao hàng trễ cho khách hàng.
- Mô hình Cross Docking chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ vì thế chi phí vận chuyển thường khá cao.
Các mặt hàng phù hợp với Cross Docking
Hiện nay, các mặt hàng được xem là phù hợp với kho Cross Docking cần phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí, là số lượng nhiều và biến động thấp. Dưới đây là một số mặt hàng phù hợp với hình thức lưu kho Cross Docking mà Phước An đã tổng hợp:
- Các mặt hàng dễ bị hư hỏng, cần được vận chuyển ngay lập tức
- Các mặt hàng có chất lượng, giá trị cao và không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
- Sản phẩm đã được gắn thẻ (Barcode, RFID), dán nhãn và đã sẵn sàng được tung ra thị trường để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Các mặt hàng quảng cáo và mặt hàng đang được tung ra thị trường.
- Các sản phẩm bán lẻ chủ lực với nhu cầu ổn định và ít có sự biến động.
- Các đơn đặt hàng đã được chọn và được đóng gói trước đó từ kho hàng hoặc nhà máy sản xuất.
Ví dụ thực tế: Các công ty như Amazon, Walmart đã áp dụng Cross Docking rất thành công, giúp họ giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thách thức và giải pháp khi sử dụng mô hình Cross – Docking
Mặc dù mô hình này mang lại rất nhiều lợi ích đến với doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng đi kèm một số thách thức như:
- Yêu cầu độ chính xác cao: Mọi sai sót trong quá trình phân loại và sắp xếp hàng hóa đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
- Đầu tư ban đầu lớn: Để xây dựng và trang bị một trung tâm Cross Docking cần một khoản vốn đầu tư lớn
- Khó khăn trong việc dự báo nhu cầu: Việc dự báo chính xác nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của mô hình.
Để khắc phục những thách thức này, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ, xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ cao và xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp và khách hàng.
So sánh mô hình Cross Docking và mô hình kho hàng truyền thống
Không ít người hiện nay vẫn còn thắc mắc rằng sự khác nhau giữa mô hình Cross Docking và kho hàng truyền thống là gì? Điểm chung giữa kho Cross Docking và kho hàng truyền thống là về mục đích sử dụng. Theo đó mục đích của 2 loại kho này đều nhằm giúp quá trình vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh chóng hơn, giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại và chi phí. Tuy nhiên nhìn chung 2 hình thức kho này vẫn có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau
- Đối với kho hàng truyền thống thì các kho hàng sẽ được duy trì lượng hàng hóa cho đến khi có đơn hàng của khách hàng. Các sản phẩm sau đó sẽ được chọn lọc, đóng gói và vận chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung được đưa đến kho, chúng sẽ được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định.
- Đối với mô hình Cross Docking, khách hàng sẽ được biết về sản phẩm trước khi đến kho và sản phẩm cũng không có nhu cầu để lưu trữ tại kho.
Cross – Docking và chuỗi cung ứng có mối quan hệ như thế nào?
Mối quan hệ giữa Cross-Docking và chuỗi cung ứng có thể kể đến theo ba góc độ như sau:
Trên góc độ quản lý: Đây là một hoạt động phức tạp, với sự kết hợp giữa khách hàng, nhà cung cấp và nhà phân phối. Sử dụng mô hình hoạt động này có thể làm thay đổi chi phí tăng lên và đôi khi sẽ gặp một số vấn đề trong quá trình thực hiện
Về phía bán lẻ: Có thể giúp nhà cung ứng có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp mặt hàng số lượng nhỏ nhanh chóng. Đồng thời vẫn thực hiện đầy đủ các hoạt động mã vạch và dán nhãn giá.
Về phía khách hàng: Khách hàng sẽ cần đặt hàng vào một số ngày nhất định, và ngoài ra cho phép thời gian giao hàng nhiều hơn 1 ngày.
Các lưu ý quan trọng để Cross-Docking được diễn ra tốt đẹp
Để mô hình Cross-Docking diễn ra thuận lợi tốt đẹp, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
- Thông qua quá trình sử dụng mô hình Cross-Docking, hàng hóa được vận chuyển và phân phối nhanh, vì thế cần có hệ thống quản lý kho hiện đại sẽ giúp việc theo dõi hàng tồn kho, quản lý đơn hàng. Ngoài ra, còn tối ưu hóa việc phân loại và sắp xếp hàng hóa đúng quy trình vận chuyển.
- Việc áp dụng các công nghệ thông tin, tự động hóa về mã vạch, nhà kho và các loại sản phẩm sẽ giúp việc phân loại, sắp xếp và vận chuyển hàng sẽ tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và giảm thiểu sai sót.
- Mô hình Cross-docking đòi hỏi sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau. Sự thống nhất về quy trình làm việc sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi cung ứng để đưa ra những chính sách chính xác và kịp thời để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ.
Cross Docking là một mô hình logistics hiện đại và hiệu quả, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng cường tính cạnh tranh và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư đúng mức.
Hy vọng với những thông tin mà Phước An Logistics chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Cross Docking là gì và tất tần tật những thông tin liên quan đến Cross Docking. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào khác cần chúng tôi – Phước An giải đáp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0789.377.386 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh nhất!
—>>> Tham khảo thêm: Cược Cont Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Tục Cược Cont Tại Cảng
- Công ty vận chuyển quặng boxit từ Lào về Việt Nam - 12/09/2024
- Vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia - 28/08/2024
- Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia? - 28/08/2024