
Bạn đã từng nghe tới việc ủy thác xuất nhập khẩu bao giờ chưa? Bạn có thắc mắc ủy thác xuất nhập khẩu là gì? và tại sao và khi nào thì cần tới dịch vụ ủy thác. Trong bài viết này hãy cùng Phước An tìm hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này nhé. Ngoài ra ở bài viết Phước An sẽ giới thiệu về dịch vụ ủy thác xuất khẩu hàng đi Lào tới những khách hàng có nhu cầu. Nào cùng xem bài viết nhé!
1. Uỷ thác xuất nhập khẩu là gì? Khái nhiệm về ủy thác.
Trước tiên chúng ta xem qua về khái niệm ủy thác.
1.1. Ủy thác là gì?
Ủy thác có nghĩa là giao phó các việc nhất định cho một pháp nhân, cá nhận để họ thực hiện thay. Bên đứng ra nhận giao phó được gọi là bên Nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác sẽ thực hiện các việc cụ thể mà bên Ủy thác giao cho và sẽ nhận được một khoản phí theo thỏa thuận. Lưu ý rằng ủy thác khác với ủy quyền nhé (bạn có thể tự tìm hiểu thêm).
Ủy thác là hoạt động giao dịch chủ yếu ở trong hoạt động thương mại. Ủy thác thương mại thường được thực hiện dựa trên văn bản pháp lý như là hợp đồng ủy thác hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tại sao lại ủy thác? Đơn giản là bên cần ủy thác họ không thể trực tiếp thực hiện các việc đó, hoặc họ không muốn làm, không thích làm.
1.2. Ủy thác xuất nhập khẩu là gì?
Dựa vào khái niệm về ủy thác như trên thì ủy thác xuất nhập khẩu là là hoạt động thương mại, theo đó thì một doanh nghiệp cần xuất, nhập khẩu nhưng lại không thể trực tiếp đứng ra làm hoặc không muốn làm thì sẽ ủy thác – giao phó lại cho bên nhận ủy thác nhân danh doanh nghiệp đó để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
2. Khi nào Doanh nghiệp nên làm ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu?
Những đối tượng doanh nghệp nào cần ủy thác xuất nhập khẩu?
- Đối với mặt hàng hoàn toàn mới, doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm để nhập.
- Doanh nghiệp mới thành lập, chưa nắm rõ về thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải quan và những vấn đề thương mại để quy trình xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ hơn.
- Là cá nhân không phải tổ chức hay công ty nên không có tư cách pháp lý. Do đó, không thể kí kết hợp đồng quốc tế.
- Các mặt hàng mà công ty muốn xuất nhập khẩu không nằm trong danh sách các mặt hàng được phép nhập khẩu.
- Không tin tưởng người bán hay người mua ở đầu nước ngoài, cần thuê công ty có đại lý/ hệ thống ở bên nước đó.
3. Đặc điểm của hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu?
3.1. Ưu điểm của ủy thác xuất nhập khẩu.
- Tiết kiệm chi phí: Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có quan hệ tốt với các hãng tàu, hải quan,… chắc rằng chi phí họ đưa ra sẽ thấp hơn chi phí mà công ty ủy thác tự làm.
- Tiết kiệm thời gian: Những thủ tục phức tạp khi nhập hay xuất khẩu luôn là khâu tốn thời gian và gây nhiều phiền hà. Công ty cung cấp dịch vụ ủy thác sẽ phải làm các công việc này hàng ngày. Do đó họ sẽ thành thạo và chắc chắn giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Chia sẻ rủi ro: Công ty cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa và làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho bên ủy thác. Nên công ty ủy thác không cần quá lo lắng về rủi ro.
- Tiết kiệm nguồn nhân lực
- Đảm bảo sự ổn định trong vận hành: Quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ không bị gián đoạn vì đa phần các nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu sẽ lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, cơ sở dữ liệu của mình và khách cẩn thận. Nếu có bất kì sự cố nào xảy ra như cháy rách, mất hồ sơ, .. thì cũng sẽ rất dễ dàng được khôi phục.
- Đảm bảo chất lượng và hiệu suất: Nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu sẽ tìm mọi cách để tiết kiệm thời gian, rút ngắn quá trình vận chuyển để hàng hóa đến nơi bạn yêu cầu nhanh nhất có thể.
3.2. Nhược điểm và rủi ro của ủy thác xuất nhập khẩu.
- Công ty ủy thác bị thiếu chủ động và nắm được ít thông tin vì bị hạn chế do phải làm việc thông qua một bên thứ ba.
- Công ty ủy thác sẽ phải chịu chi phí cho những dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu (hay còn có thể gọi là hoa hồng ủy thác).
- Có thể gặp phải những rủi ro về thông tin từ nhà cung cấp sản phẩm nhập khẩu. Ở một số trường hợp, các chủ hàng nhập khẩu (bên ủy thác) có thể bị quên đi vai trò của mình khi người nhận ủy thác và người bán đã giao dịch với nhau khá quen thuộc.
- Công ty nhận ủy thác sẽ phải chịu rủi ro lớn nhất trong ủy thác xuất nhập khẩu do đơn vị này thay mặt cho người xuất/nhập khẩu đứng tên giấy tờ chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi xuất/nhập hàng.
- Trong trường hợp mặt hàng trong lô hàng được xuất hay nhập là loại hàng cấm. Thì người sẽ bị pháp luật gọi tên đầu tiên luôn là đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
4. Quy trình cơ bản khi thực hiện ủy thác xuất nhập khẩu.
- Bước 1: Hai bên sẽ kí hợp đồng ủy thác
- Bước 2: Đưa ra các chứng từ và tài liệu có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bước 3: Đơn vị nhận ủy thác sẽ thay mặt bên ủy thác chuẩn bị các chứng từ xuất khẩu.
- Bước 4: Người uỷ thác phải thông báo cho người nhập/xuất khẩu về trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho người nhận uỷ thác, không phải trả cho người uỷ thác.
- Bước 5: Người được ủy thác và đơn vị được ủy thác có thể thỏa thuận về việc bên nào chỉ định các đơn vị vận chuyển quốc tế (thường là bên nhận ủy thác).
- Bước 6: Sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, trong quá trình vận chuyển hàng hoá, bên nhận uỷ thác sẽ có nghĩa vụ phải xuất các chứng từ liên quan mà người vận chuyển hoặc người nhập khẩu yêu cầu cho đến khi hàng hoá được giao cho người nhận.
- Bước 7: Người được ủy thác cũng sẽ có nghĩa vụ nộp thuế hộ cho đơn vị ủy thác.
5. Các lưu ý khi thực hiện ủy thác để tránh mất thời gian và tiền bạc
- Kiểm tra một cách kỹ lưỡng về hàng hóa. Có thuộc dạng hàng cấm xuất nhập hay không?
- Tìm hiểu rõ xem khi xuất nhập khẩu cần những loại chứng từ giấy tờ gì?
- Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, thì một trong hai bên phải xin giấy phép. Nên làm càng sớm càng tốt.
- Khi có đủ bộ chứng từ của hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.
- Kiểm tra năng lực, kinh nghiệm của công ty nhận nhập khẩu ủy thác.
- Ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.
Công ty nhận ủy thác sẽ phải chịu rủi ro lớn nhất trong ủy thác xuất nhập khẩu do đơn vị này thay mặt cho người xuất/nhập khẩu đứng tên giấy tờ chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi xuất/nhập hàng. Trong trường hợp mặt hàng trong lô hàng được xuất hay nhập là loại hàng cấm. Thì người sẽ bị pháp luật gọi tên đầu tiên luôn là đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG ĐI LÀO
Nếu bạn đang cần ủy thác xuất khẩu hàng đi Lào hoặc nhập khẩu hàng từ Lào về Việt Nam. Mời bạn đến với dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng đi Lào của Phước An Logistics – Vận Tải Phước An.
Phước An với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ thủ tục tờ khai, dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu đi Lào. Hiện đã và đang là đối tác tin cậy của nhiều công ty lớn trong nước.
Các câu hỏi thường gặp
1. Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu có được giảm thuế?
Theo câu trả lời từ phía Bộ Tài Chính:
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT. Và đó là những trường hợp nào thì mời bạn tìm đọc nghị định 15/2022/NĐ-CP nhé.
Mời bạn đặt thêm câu hỏi, Phước An sẽ có đội ngũ tư vấn giải đáp thác mắc tận tình. Liên hệ 0789 377 386
Mọi yêu cầu vận chuyển và phàn nàn khiếu nại vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH TMDL Và Vận Tải Quốc Tế Phước An.
CSKH: 0789.377.386 (Ms Bích Thuận)
Tương tác trên Fanpage:Vận Tải Phước An – Phước An Logistics
Từ khóa liên quan tới bài viết: ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Quy trình ủy thác xuất khẩu; Quy định về ủy thác nhập khẩu; Cách tính thuế xuất khẩu ủy thác; Quy định ủy thác xuất nhập khẩu; Người ủy thác xuất khẩu trên tờ khai hải quan; Hạch toán ủy thác nhập khẩu; Thông tư hướng dẫn xuất nhập khẩu ủy thác; Hạch toán xuất khẩu ủy thác; Xuất khẩu ủy thác là gì; Phương thức ủy thác xuất khẩu; Vị dụ ủy thác xuất khẩu; Ủy thác xuất khẩu ai là người nộp thuế; Thủ tục xuất khẩu ủy thác; Xuất khẩu ủy thác tiếng Anh là gì; ủy thác nhập khẩu ai là người nộp thuế?; Uỷ thác xuất khẩu có tính thuế GTGT; Phí ủy thác nhập khẩu; Hoa hồng ủy thác nhập khẩu