Ngày 15/10/2019, trao đổi với Báo Đất Việt, ông Trần Văn Bon – Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang cho biết, địa phương không đồng tình với phương án xóa trạm BOT Cai Lậy rồi thu phí trở lại với BOT TP. HCM – Trung Lương và tính phương án hoàn vốn với cả 2 dự án mà chủ đầu tư đưa ra trong buổi làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hôm 11/10.
Lý do được ông Bon đưa ra
Là do Bộ GTVT đang chỉ đạo với Tổng cục Đường bộ làm việc với chủ đầu tư BOT Cai Lậy và
UBND tỉnh Tiền Giang về việc xây dựng thêm trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy,
tiến hành thu phí song song ở cả 2 trạm và giảm giá phí ở cả 2 trạm đó.
Đây cũng chính là phương án được
UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị tới Bộ GTVT
vào tháng 8/2019 sau khi Bộ này đưa ra 2 phương án giải quyết tình trạng bất cập tại BOT trong gần 2 năm qua.
Dự án xây dựng quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy dài 38,5 km,
tổng mức đầu tư ban đầu hơn 1.398 tỷ đồng, bao gồm tăng rải thảm nhựa QL1 dài 26,4 km và xây dựng tuyến tránh dài 12 km.
Trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 để thu phí cho hai tuyến đường.
BOT Cai Lậy
Từ khi trạm đi vào hoạt động ngày 1/8/2017, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé, tụ tập đông người gây ùn tắc, mất an ninh trật tự. Hơn bốn tháng sau, BOT Cai Lậy đã phải dừng thu phí, chờ phương án xử lý của Chính phủ.
Bày tỏ với Đất Việt, TS Nguyễn Văn Tùng – Giảng viên trường Đại học GTVT TP. HCM nhìn nhận, việc xây dựng thêm trạm thu phí tại tuyến tránh Cai Lậy có thể sẽ khiến người dân thêm bức xúc vì có cảm giác như đang bị tận thu.
“Trước đây, tài xế qua trạm BOT Cai Lậy bức xúc vì không đi tuyến đường tránh nhưng vẫn bị thu phí. Nay việc đặt thêm trạm để minh bạch chuyện đi đường nào trả tiền đường ấy nhưng cả 2 trạm lại thu phí tương đương nhau thì không phải, bởi QL1 cải tạo, rải trải thảm nhựa trên bề mặt đường cũ còn tuyến tránh thì đầu tư mới hoàn toàn.
Đề xuất Xóa trạm BOT Cai Lậy
Điều đó không công bằng cho xe lưu thông ở 2 tuyến đường. Hơn nữa, việc giảm giá phí còn khiến cho quãng thời gian thu phí có thể kéo dài ra. Như thế chẳng khác nào “tát bùn sang ao” – ông Tùng cho biết.
Phương án tốt nhất được ông Tùng đưa ra là Nhà nước nên trả lại toàn bộ kinh phí mà doanh nghiệp đã trải nhựa trên đoạn đường QL1. Sau đó, yêu cầu họ dời trạm về tuyến đường tránh Cai Lậy để thu phí.
PGS.TS Nguyễn Quang Toản – nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng đánh giá, trước đây Bộ GTVT đưa 2 phương án xử lý bất cập tại BOT Cai Lậy.
Theo đó, phương án 1 sẽ giữ nguyên vị trí trạm hiện tại trên quốc lộ 1, thực hiện giảm tối đa cho tất cả các phương tiện, xe nhóm 1 từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng/lượt, giảm tương ứng 57% và mở rộng tối đa phạm vi giảm giá cho người dân khu vực lân cận lên đến khoảng 10 km.
Phương án 2 mới là đặt thêm trạm trên tuyến đường tránh, giảm phí thu tên cả 2 trạm.
“Cả 2 phương án này đều có vấn đề bởi ngay từ đầu vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy đã không đúng.
Cách giải quyết tốt nhất là phương án 1. Còn nói đánh giá chung cả 2 phương án mà Bộ GTVT đều không phải là tối ưu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại thì phương án 1 là tốt hơn cả” – ông Toản nói.
Theo Vân Thanh – Báo Đất Việt
Công Ty TNHH Thương Mại Du Lịch Và Vận Tải Quốc Tế Phước An
Miền Nam: 43 đường 10B, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.HCM
Điện Thoại, Zalo, Skype: +84 943377386, +84 963762376
Miền Bắc: Số 8 Trần Thủ Độ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện Thoại, Zalo, Skype: 08 1900 7677 – 0969 377 386
- Tết Lào vào ngày nào? Mỗi năm Lào có bao nhiêu Tết? - 25/09/2024
- Các ngày nghỉ lễ tại Lào năm 2024 - 23/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ tại Thái Lan trong năm 2024 - 23/09/2024