Bạn có thể đang quan tâm diễn biến chiến sự giữa Nga và Ukraine, hoặc bạn đang ngán ngẩm trước sự bay bổng của giá xăng dầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng có thể bạn chưa có thời gian để quan tâm những gì đã, đang và sắp xảy đến với nền kinh tế của nước láng giềng Lào. Lào có nguy cơ vỡ nợ và rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn. Có thể trở thành Sri Lanka thứ 2 của Châu Á.
Tình hình kinh tế Lào những năm gần đây?Vì sao lào có nguy cơ vỡ nợ.
Đúng vậy, tình trạng kinh tế của Lào đang tụt dốc cực kỳ nghiêm trọng. Nền kinh tế của đất nước Triệu voi với 7,5 triệu dân hiện đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Dự trữ tiền mặt ngày càng ít đi, lạm phát không ngừng gia tăng, cùng với các khoản nợ khổng lồ đến hạn có thể khiến Lào trở thành quốc gia vỡ nợ tiếp theo của Châu Á sau Sri Lanka.
Ngay từ hồi tháng 8/2020, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investor Service đã hạ mức tín nhiệm của Lào xuống mức Caa2 với triển vọng tiêu cực. Đến tháng 9/2022 lại được Fitch Ratings hạ cấp từ B- xuống Ccc cũng với triển vọng tiêu cực.
Vậy nguyên nhân khiến Lào lao dốc là gì?
Vâng, đó là do:
– Bộ máy nhà nước quản trị kém.
– Nợ nần nghiêm trọng.
– Dự trữ ngoại hối không còn đủ để thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn.
Những điều này cảnh báo khả năng vỡ nợ cao của Lào.
Thống kê báo số liệu nợ công của Lào giai đoạn 2020 – 2022
Theo số liệu của Bộ tài chính Lào năm 2020, nợ công và nợ được bảo lãnh công khai PPG đã lên tới con số 13,3 tỷ USD – tương đương 72% GDP (Giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Lào, 18,8 tỷ USD). Và cũng trong năm này chính phủ Lào đã trích 39,2% tổng thu ngân sách để thanh toán nợ công nước ngoài (theo số liệu của ngân hàng thế giới WB).
Tình hình càng tồi tệ hơn khi đến năm 2021, dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng tại Lào. Chưa kịp phục hồi sau đại dịch thì tới đầu năm 2022 lại tiếp tục nhận sự ảnh hưởng đến từ chiến sự Nga và Ukraine.
Mức tín nhiệm của Lào lại tiếp tục bị hạ từ Caa2 xuống Caa3 (theo Moody’s) với triển vọng cực kỳ tiêu cực, khi chất lượng tín dụng kém và rủi ro rất cao. Phó chủ tịch tổ chức Moody’s nói rằng: “ Lào đang ở bên bờ vực vỡ nợ!”
Theo tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings năm 2020, ước tính chính phủ Lào đang nợ công khoảng 12,6 tỷ USD, tương đương 65% GDP. Còn riêng công ty điện lực nhà nước Lào nợ thêm 8 tỷ USD nữa. Số liệu trên đang chênh lệch rất lớn với thống kê và báo của BTC Lào là 13,2 tỷ USD. Khả năng cao là do khoản chênh lệch từ khoản vay của công ty điện lực nhà nước Lào – Ėlectricité du Laos (EDL).
Tổng số nợ công của Lào đang chiếm khoảng ⅔ tổng GDP hàng năm, một con số quá cao. Đồng thời các khoản nợ đáo hạn ngày càng tăng, dự kiến từ năm 2021 – 2025 Lào phải thanh toán các khoản nợ đáo hạn là từ 1 – 1,3 tỷ USD.
Trong năm 2022, chính phủ Lào đã thông qua ngân sách nhà nước để trả 7157 tỷ kíp với khoản nợ trong nước, và 1,598 tỷ USD với các khoản nợ nước ngoài. Trong khi đó theo ngân hàng thế giới WB, dự trữ ngoại hối của Lào chỉ còn khoảng 1,48 tỷ USD. Và chỉ 6 tháng sau đã cạn xuống chỉ còn khoảng 864 triệu USD theo thời báo tài chính Financial Times (FT). Điều này làm hạn chế khả năng trả nợ của Lào, thậm chí các thanh toán hàng hóa nhập khẩu của Lào bằng USD sẽ gặp khó khăn.
Tỷ giá đồng Kíp của Lào cũng đã giảm 36% so với USD. Lạm phát của Lào vào tháng 5/2022 đã lên tới 12,8%, cao nhất trong vòng 18 năm qua và đang là một trong những nước có làm phát cao nhất tại Đông Nam Á. Đây là tình trạng chung, nhưng đối với một đất nước khó khăn như Lào thì càng bị tác động tiêu cực hơn.
Tình trạng của Lào diễn ra tương tự như tình hình ở Sri Lanka một vài tháng trước khi tuyên bố vỡ nợ và khủng hoảng kinh tế, chính trị do chính phủ không còn tiền để nhập nhiên liệu thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng khác. Trong đó một mặt hàng quan trọng nhất mà chúng ta đều biết đó là xăng.
Truyền thông Lào cho biết, mỗi tháng Lào cần 120 triệu lít nhiên liệu mới có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng số liệu nhập khẩu cho biết chỉ chưa đáp ứng được ½ so với nhu cầu. Tháng 6/2022, giá xăng RON-95 tại Lào đã vượt ngưỡng 1,6 USD/ Lít (khoảng 40.000 VNĐ) đây là giá xăng cao thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Trước tình trạng này, tờ Vientiane Times số ra ngày 20/06/2022 đưa tin tại kỳ họp thứ 3, quốc hội khóa IV của Lào đang diễn ra. Chính phủ Lào đã đảm bảo trước Quốc Hội rằng tình hình nợ công của Lào đang trong tầm kiểm soát. Ông Bun-Chôm U-bôn-pa-sơt – Bộ trưởng bộ tài chính Lào tuyên bố: “Chính phủ có thể hứa rằng, việc quản lý nợ công ở mức độ an toàn cao. Chúng tôi sẽ không để Lào thành một quốc gia vỡ nợ”. Ông này cũng cho biết thêm, chính phủ Lào vẫn có đủ tiền để trả nợ cho đến tháng 8/2022.
Giải pháp nào cho Lào khi đứng trước bờ vực?
Hiện nay giải pháp tốt nhất cho Lào chỉ có thể là đi đàm phán với các nước chủ nợ để kéo dài thời gian trả nợ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các chủ nợ của Lào. Vậy ai đang là chủ nợ của Lào.
Lào hiện đang có 2 nguồn nợ chính
Thứ nhất đó là các khoản vay từ các tổ chức thế giới như:
- Ngân hàng thế giới WB,
- Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB (Asian Development Bank)
- Các nhà tài trợ song phương khác, trong đó có Việt Nam.
Các khoản vay này thì thường Lào sẽ nhận được ưu đãi từ đối tác. Gián tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế Lào trong nhiều năm. Giúp Lào đi từ nước có thu nhập thấp lên nhóm thu nhập trung bình thấp. Nhưng khi kinh tế của Lào đi lên thì những ưu đãi từ các khoản vay cũng sẽ được giảm xuống. Chính vì thế, Lào đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ khác cho việc phát triển đất nước.
Năm 2010, ngân hàng ADB đề xuất chính phủ Lào nên xem xét thị trường trái phiếu chính phủ. Trái phiếu chính phủ đã trở thành nguồn nợ lớn thứ hai của chính phủ Lào. Trong đó Thái Lan là nước nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ của Lào nhất.
Các khoản cho vay từ siêu chủ nợ thế giới – Trung Quốc
Tuy nhiên tất cả các khoản nợ trên cũng không thể sánh bằng các khoản viện trợ và cho vay của chính phủ Trung Quốc đối với Lào. Đây là nguồn nợ thứ 2 và cũng là lớn nhất của Lào. Theo ngân hàng thế giới WB vào tháng 8/2021, Trung Quốc là nước cho Lào vay nhiều nhất, chiếm 47% tổng nợ công nước ngoài năm 2020 của nước này. Trong đó ¾ là cho vay theo điều khoản ưu đãi.
Gần ½ tổng khoản nợ nước ngoài phải trả của Lào giai đoạn 2021 – 2025 thuộc về Trung Quốc.
Các dự án đầu tư lớn như đường sắt và sản xuất điện tại Lào cũng được Trung Quốc đầu tư mạnh nhất.
Một ví dụ tương tự cho ta thấy sự nguy hiểm từ cái bẫy nợ của chính quyền Bắc Kinh
Chúng ta có thể thấy cái bẫy nợ của Trung Quốc dành cho Lào đang hiện hữu. Một điều đáng lo ngại đó là Lào sẽ ngày càng chịu nhiều sự ảnh hưởng từ phía Bắc Kinh nếu không có đủ khả năng trả nợ trong thời gian tới.
Tương tự như ở những quốc gia đang phát triển và nhận được sự đầu tư viện trợ từ Trung Quốc vào các dự án liên doanh. Một khi không đủ tiền trả nợ thì sẽ bị Trung Quốc ép chuyển nợ thành tài sản của họ. Điển hình đó là Sri Lanka bị mất quyền kiểm soát cảng biển Hambantota trong khoảng 99 năm tới 198 năm, do sai lầm của chính phủ nước ngày.
Theo đó thì vào năm 2017 chính phủ nước này do sức ép từ các khoản nợ của Bắc Kinh đã phải ký thỏa thuận cho phép Trung Quốc thuê lại cảng này trong 99 năm, nhưng trong thỏa thuận lại có điều khoản nói rõ rằng việc thuê có thể gia hạn thêm bất cứ thời gian nào sau 99 năm.
Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có quyền gia hạn thuê thêm ít nhất là 99 năm nữa. Cuối cùng do không nhận được nhiều lợi ích từ thỏa thuận trên, chính phủ nước này buộc phải di dời căn cứ hải quân ra khỏi khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc sau nhiều cuộc thương lượng với các quan chức Trung Quốc. Có thể nói sau động thái này thì chả còn gì để bàn, cảng đó đã là của Trung Quốc.
Với những gì đang diễn ra chúng ta có thể thấy được Lào cũng đang đứng trước bờ vực như Sri – Lanka trước đó. Liệu chính phủ Lào sẽ làm gì để cứu vớt tình thế này? Điều gì sẽ xảy ra sắp tới? Liệu Trung Quốc sẽ Cầm cố cho Lào những công trình nào khi người bạn láng giềng không thể trả nợ, hay còn tồi tệ hơn thế. Hãy cùng theo dõi Phước An news để được cập nhật tình hình tiếp theo nhé.
Còn đối với các khách hàng yêu quý của Phước An, nếu như yêu quý nước Lào và muốn góp một phần nhỏ để hỗ trợ kinh tế nước bạn vào lúc này, thì hãy tiếp tục ký kết, trao đổi và mua bán hàng hóa với các cá nhân và doanh nghiệp nước bạn. (Trên tinh thần thúc đẩy hợp tác song phương tại Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới với Bộ Công Thương Lào vừa được diễn ra vào tháng 4 vừa qua nhé.)
Phước An sẽ luôn luôn là đối tác vận chuyển chân ái của quý khách. Cung cấp dịch vụ vận tải hai chiều xuyên suốt, đồng hành cùng với quý khách trong các dự án, thương vụ sắp tới tại Lào.
Mọi yêu cầu vận chuyển và phàn nàn khiếu nại vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH TMDL Và Vận Tải Quốc Tế Phước An.
CSKH: 0818.001.415 (Ms Bích Thuận)
Địa chỉ tập kết hàng:
- Đường Liên Ninh, Cụm KCN Ngọc Hồi, Xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội.
- Lô 888 Phạm Duy Tốn, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
- 2A Quốc Lộ 1A, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP HCM.
Tương tác trên Fanpage: Vận Tải Phước An – Phước An Logistics
Từ khóa – Keywords liên quan: lào vỡ nợ; lào khủng hoảng kinh tế; lào cố gắng vượt qua khủng hoảng 2022; kinh tế lào; vỡ nợ; khủng hoảng; lạm phát; nợ công; cái bẫy của trung quốc;
Latest posts by Hoàng Danh (see all)
- Vận chuyển vải cuộn đi Lào an toàn, uy tín - 10/12/2024
- Gửi hàng đi Thái Lan chỉ với 30k/1kg – Bảng Giá 2024 - 10/12/2024
- Vận chuyển phụ liệu may mặc đi Campuchia Chuyên nghiệp - 09/12/2024