
Dịch vụ Fulfillment là gì? Khi nào nên sử dụng dịch vụ Fulfillment? Dịch vụ Fulfillment phù hợp với những ai? Hãy cùng Chúng tôi – Vận chuyển Phước An tìm kiếm câu trả lời ở bài viết bên dưới đây nhé!
Dịch vụ Fulfillment là gì?
Fulfillment là cụm từ chỉ quá trình bắt đầu từ lúc hàng hóa được nhập vào kho đến lúc người mua hàng nhận được sản phẩm. Quá trình này có thể bao gồm các hoạt động lấy hàng từ người bán hàng, lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và vận chuyển đến đúng địa chỉ nhận hàng của khách hàng.
Nói cách khác, dịch vụ Fulfillment sẽ thay thế người bán hàng thực hiện tất cả công việc liên quan đến việc quản lý tồn kho, xử lý & vận chuyển đơn hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, dịch vụ Fulfillment còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như dịch vụ hoàn tất đơn hàng, trung tâm phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ hậu cần kho vận.
Dịch vụ Fulfillment phù hợp với những ai?
Đối tượng của Fulfillment là những doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử hoặc những đơn vị, cá nhân kinh doanh trên các trang mạng xã hội. Tại Việt Nam, một số các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo cũng đang sử dụng dịch vụ hoàn tất đơn hàng.
In-house fulfillment
In-house fulfillment hay còn được hiểu là Self-fulfillment. Trong đó, công ty sở hữu kho trữ hàng riêng, đồng thời tự quản lý các hoạt động có liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý và hoàn tất đơn hàng. Hình thức này thường phù hợp với 2 loại hình công ty:
- Công ty có quy mô lớn, sẵn sàng chi trả ngân sách lớn để sở hữu kho hàng riêng, thuê nhiều nhân viên để quản lý kho và tiến trình hoàn tất đơn hàng. Như vậy, để sử dụng hình thức In-house fulfillment, doanh nghiệp cần phải đảm bảo xây dựng được quy trình hoạt động Fulfillment đầy đủ và hoàn thiện để tránh trường hợp đơn hàng bị chậm trễ kéo theo sự không hài lòng của khách hàng.
- Các công ty Startup, mới hoạt động kinh doanh, chưa có nhiều khách hàng và đơn hàng nên hoạt động quản lý kho bãi, xử lý đơn hàng và giao nhận đều có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, khi công ty Startup hoạt động lâu và có nhiều đơn hàng hơn thì hình thức self-fulfillment không còn là hình thức phù hợp.
Dropship
Một trong những hình thức của Fulfillment là Dropship. Hình thức này được hiểu là người bán không là người sở hữu hàng hóa. Thay vào đó, người bán sẽ liên hệ với nhà cung cấp để mua và vận chuyển hàng trực tiếp cho người mua bằng thông tin của người bán hàng. Dropship là hoạt động được diễn ra thường xuyên trên các trang thương mại điện tử Aliexpress, Amazon, Shopify…
Dropship là hình thức khá phù hợp với người thích bán đa dạng các mặt hàng và mà không cần phải bỏ ra nhiều vốn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rủi ro đến từ chất lượng nhà cung cấp là khá lớn, nếu không cẩn trọng, nhà cung cấp có thể sẽ mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh bất kỳ lúc nào và điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cửa hàng.
Outsourced Fulfillment
Outsourced Fulfillment là hình thức người bán hoặc công ty sẽ thuê ngoài toàn bộ dịch vụ từ công ty fulfillment. Và công ty Fulfillment sẽ thực hiện mọi quy trình như lấy hàng -> lưu kho bãi -> xử lý đơn hàng -> giao hàng cho khách -> thu hộ tiền hàng. Mọi hoạt động đều được công ty Fulfillment chịu hoàn toàn trách nhiệm, kể cả khi có vấn đề phát sinh. Bằng cách này, các công ty sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho, chi phí thuê nhân công và không phải quá bận tâm trong quá trình xử lý đơn hàng. Ngoài ra dịch vụ hậu mãi cũng sẽ không cần phải quan tâm đến.
Quy trình dịch vụ Fulfillment mới nhất hiện nay
Hiện nay, quy trình dịch vụ Fulfillment được thực hiện theo đúng trình tự các bước như sau:
Bước 1: Nhận hàng từ người bán
Nhân viên từ công ty dịch vụ hậu cần kho vận sẽ đến tận nơi người bán để nhận hàng hóa, sản phẩm về để lưu kho.
Bước 2: Lưu kho
Sau khi nhận hàng hóa từ người bán, nhân viên công ty dịch vụ Fulfillment sẽ có trách nhiệm sắp xếp và lưu trữ hàng hóa cẩn thận vào trong các kho hàng. Ngoài ra, cần kiểm kê, cập nhật tình hình hàng hóa thường xuyên để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển tới tay người bán đúng hạn.
Bước 3: Xử lý những đơn hàng phát sinh
Quá trình xử lý đơn đặt hàng bắt đầu ngay sau khi đơn hàng được đặt và xác nhận trên hệ thống. Hệ thống sẽ thực hiện xác nhận đơn hàng, lấy hàng từ kho, kiểm tra sản phẩm và đưa hàng hóa tới bộ phận đóng gói sản phẩm.
Bước 4: Giao hàng
Nhân viên giao hàng tại các công ty dịch vụ Fulfillment sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa đến tay người mua theo đúng thời gian và địa chỉ đã được xác nhận trên hệ thống. Sau khi giao hàng xong, nếu khách hàng chưa thanh toán tiền hàng thì nhân viên giao hàng sẽ tiến hành thu hộ tiền hàng.
Bước 5: Xử lý phát sinh sau bán hàng
Vấn đề thường gặp khi mua hàng trực tuyến hiện nay là giao nhầm hàng hóa, hàng không đúng mẫu mã, kích thước, hàng lỗi,… Và sau khi nhận được hàng, chắc chắn sẽ có những vấn đề phát sinh như khách hàng mong muốn đổi/trả hàng, khiếu nại. Khi đó, các công ty dịch vụ hậu cần kho vận sẽ có trách nhiệm tiếp nhận các yêu cầu sau bán của khách hàng. Sau đó phải xử lý theo chính sách quy định của người bán, đảm bảo quyền lợi cho người mua và hạn chế những thiệt hại cho người bán.
Trên đây là một số thông tin về khái niệm về dịch vụ Fulfillment là gì, quy trình dịch vụ Fulfillment cụ thể ra sao mà Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chúng tôi – Vận Chuyển Phước An hy vọng rằng những chia sẻ về các kiến thức xuất nhập khẩu ở bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích.
—>> Tham khảo thêm: DPU Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng DPU Theo Incoterms 2020
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023