
Chi phí logistics là một trong những loại chi phí rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Bởi vì, nhu cầu về logistics trong đời sống đang ngày một phát triển, thế nhưng hiện nay có khá nhiều bạn vẫn chưa tìm hiểu rõ được về Chi phí Logistics là gì? Có mấy loại chi phí chính trong Logistics? Và đâu là cách tính chi phí Logistics chuẩn xác nhất. Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới đây. Cùng Vận chuyển Phước An tìm hiểu tất tần tật về chi phí Logistics bạn nhé!
Chi phí Logistics là gì?
Chi phí Logistics được hiểu là tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động Logistics như việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, bao gồm nguồn nhân lực, tiền bạc, hàng hóa, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ.
Chi phí này thường gắn liền với quá trình lưu chuyển và phân phối nguyên vật liệu, hàng hóa nên trong các tài liệu, người ta thường chỉ nhắc tới chi phí phân phối (mục đích của lưu chuyển hàng hóa) như là một cách gọi khác của chi phí lưu thông. Mặc dù có đôi chút khác biệt nhưng chúng ta có thể tạm xem chúng là tương đương nhau.
Theo như kinh nghiệm của chúng tôi với hơn 10 năm trong lĩnh vực vận tải nói chung hay logistics nói riêng, thì chi phí logistics đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy việc đảm bảo chuẩn xác được chi phí này có thể giúp cho các doanh nghiệp giảm được ngân sách chi ra và gia tăng được lợi nhuận.
Các thành phần chính chi phí logistics
Với kinh nghiệm chuyên sâu và trải qua khóa học về logistics, thì chúng tôi sẽ được ra một số các vấn đề tác động đến chi phí logistics. Cụ thể như sau:
Vận chuyển
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng và là thành phần chính chi phí logistics hiện nay. Nó liên quan lớn đến việc điều tiết cũng như phân phối các sản phẩm. Cụ thể, công ty cần phải trả các loại phí như sau:
- Chi phí thuê tài xế
- Chi phí cầu đường
- Chi phí nhiên liệu
- Các chi phí bảo dưỡng phương tiện
Lưu ý: Giá sẽ thay đổi và bị tác động bởi khá nhiều các yếu tố như khoảng cách vận chuyển, số lượng, trọng lượng, loại hàng hóa, hay phương tiện vận tải,….
Chi phí thuê kho bãi
Tất nhiên, việc lưu trữ hàng hóa luôn cần phải có kho bãi và việc thuê kho bãi sẽ mất phí. Và chi phí thuê kho bãi cũng là một trong những yếu tố ảnh hướng đến chi phí logistics hiện nay.
Lưu ý: Bạn nên tìm kiếm những kho bãi có mức giá phù hợp, diện tích phù hợp với phương tiện vận chuyển cũng như nhu cầu của bạn. Ngoài ra, việc thuê kho bãi thường sẽ thời gian dài, cho nên bạn cần tính toán thật kỹ về vấn đề này
Chi phí lưu trữ và phân phối hàng hóa
Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí logistics hiện nay. Cụ thể hơn là hàng tồn kho thường sẽ tốn một lượng lớn chi phí về lưu trữ và nó sẽ rất cao nếu việc quản lý không tốt, ảnh hưởng khá lớn đến thương hiệu của bạn.
Vì vậy, khí tính toán chi phí lưu trữ cũng như phân phối hàng hóa các kế toán nên tính toán chi tiết toàn bộ các chi phí phát sinh cũng như các chi phí lưu trữ, phân phối.
Lưu ý: Bạn nên xác định diện tích phòng lữu trữ, bảo hiểm cũng như kiểm soát được lượng thất thoát về hàng hóa để tránh khỏi các vấn đề phát sinh nhé!
Thiết bị và vật tư
Cơ sở vật chất như các thiết bị nâng đỡ hay các vật tư trong kho bãi phải được đảm bảo tính an toàn cho doanh nghiệp. Và đây là yếu tố tác động đến khá nhiều về chi phí quản lý kho bãi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nên lưu ý đến các vấn đề chi phí logistics như: Mạng (internet), thuế, điện nước, các loại đồ dùng văn phòng, chi phí cải tiến bảo quản và sữa các thiết bị – vật tư, một số loại chi phí khác.
Chi phí Nhân viên lao động
Cuối cùng là chi phí về nhân viên lao động, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí logistics hiện nay. Cụ thể chi phí nhân viên lao động sẽ bao gồm: Tiền lương, tuyến dụng, các phúc lợi, du lịch định kỳ,….
Các loại chi phí chính trong Logistics
Sau khi đã tìm hiểu về Chi phí Logistics là gì? thì dưới đây là chi phí Logistics (Logistics Costs) mà bạn không thể bỏ qua:
- Chi phí vận tải – chiếm một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối
- Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ – suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác.
- Chi phí bảo quản hàng hóa – bao gồm chi phí bảo quản hàng hóa, thuê kho bãi, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.
Cách tính chi phí Logistics như thế nào?
Đối với mọi thị trường, giá bán của hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng phải luôn được đảm bảo lợi nhuận tối thiểu và bù đắp các chi phí (C) như sau:
G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5
Trong đó:
- C1: Giá thành sản xuất hàng hóa. Đây là cơ sở cho việc xác định giá bán EXWORK.
- C2: Chi phí hoạt động marketing.
- C3: Chi phí vận tải.
- C4: Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ.
- C5: Chi phí bảo quản hàng hóa.
Như vậy, cách tính chi phí Logistics sẽ bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5.
Cách tính chi phí Logistics C3
Chi phí vận tải C3 chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí Logistics, chiếm khoảng từ ⅓ đến ⅔ chi phí lưu thông phân phối. Mặc dù ngành vận tải luôn có những quy định, chính sách để cố gắng giảm thiểu chi phí vận chuyển bằng các giải pháp công nghệ như vận tải hàng hóa bằng container, thiết bị có sức chở lớn, đóng mới các phương tiện, tổ chức vận tải đa phương thức… nhưng chi phí vận tải vẫn không ngừng tăng lên do giá nhiên liệu ngày một leo thang.
Điều này buộc các nhà sản xuất phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiếu chi phí vận tải. Một trong những biện pháp phù hợp và được sử dụng nhất hiện nay chính là gia tăng khả năng sử dụng các trang thiết bị, công cụ và phương tiện vận tải bằng cách thiết kế các sản phẩm, cách đóng gói bao bì hàng hóa nhằm tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa (Cargo Density).
Cách tính chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ C4
Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ C4 là suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn đầu tư cho một hoạt động khác mà không phải là đầu tư cho hàng tồn trữ. Để dễ hiểu hơn thì ta giả thiết rằng mức sinh lời tối thiểu của vốn là mức lãi suất phải trả khi vay vốn của một tổ chức tài chính, do đó cách tính chi phí Logistics này như sau:
C4 = (qikv)t [(1+r)t-1] (2)
Trong đó:
- qi: Là số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi
- kv: Định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm. Mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất
- t = 1/m: Là số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ (theo tháng hoặc năm)
- r: Là mức lãi suất phải trả cho vốn vay.
Theo công thức (2), có thể nhận thấy rằng C4 phụ thuộc vào công nghệ sản xuất (kv), thị trường vốn (r), sản phẩm tồn trữ và khối lượng vật tư. Giả sử cả thị trường vốn (r) và công nghệ sản xuất (kv) đều không đổi thì C4 sẽ tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi (qi), tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì C4 nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại.
Cách tính chi phí bảo quản hàng hóa C5
Chi phí bảo quản hàng hóa C5 bao gồm các chi phí như thuê kho bãi, vận chuyển hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa. Dưới đây là cách tính chi phí Logistics C5
C5 = qi.Tbq.glk + qi.k.g + Cbh (3)
Trong đó:
- Tbq: Thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qi
- k: Tỷ lệ của những hàng hóa lưu kho bị hư hỏng
- g: Giá trị của đơn vị hàng lưu kho
- glk: Chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày
- Cbh: Chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho
Nhìn vào công thức (3), có thể thấy thấy chi phí bảo quản hàng hóa (C5) có mối quan hệ cùng chiều với số lượng cho một lần gửi hàng đi qi. Nếu giá trị qi và thời gian tồn trữ t nhỏ thì chi phí C5 này cũng nhỏ và ngược lại.
Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao?
- Nhiều doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ logistics bên ngoài mà tự tổ chức hoạt động vận chuyển. Điều này dẫn đến việc phải đầu tư một lượng lớn vốn cho việc xây dựng kho hàng, mua sắm trang thiết bị và phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, quá trình vận hành không đạt đến mức chuyên nghiệp, dẫn đến hiệu suất kém và khó thu hồi vốn, chi phí logistics cao. Trong khi đó, việc thuê ngoài có thể giúp tiết kiệm chi phí hơn.
- Nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của chuỗi cung ứng logistics. Thông thường bộ phận quản trị logistics được tích hợp vào các phòng ban hành chính khác, dẫn đến việc cách tính chi phí logistics không hiệu quả và hàng hóa đi qua nhiều khâu trung gian, tăng chi phí vận tải.
- Các thành viên trong chuỗi cung ứng chưa hợp tác mạnh mẽ với nhau, do thiếu quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng, nhà sản xuất và khách hàng. Điều này làm tăng chi phí giao dịch và giá bán.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn giao thông, dẫn đến tình trạng kẹt xe thường xuyên. Cả nước, mặc dù có 266 cảng biển, nhưng chỉ có 20 cảng được trang bị đủ thiết bị và kinh nghiệm để tiếp nhận tàu container quốc tế.
- Hình thức vận tải đa phương thức, kết hợp ưu điểm của từng loại hình vận chuyển, vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam, dẫn đến việc chi phí vận tải vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Thực trạng chi phí Logistics tại Việt Nam hiện nay
Theo như nghiên cứu của chúng tôi, thì hiện tại Thực trạng chung về chi phí Logistics tại Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào 2 vấn đề, đó chính là chưa chú trọng vào vai trò của chi phí Logistics và cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Chưa chú trọng vào vai trò của chi phí Logistics
Hiện nay, nhiều công ty tại Việt Nam chưa thực sự nhận thấy và hiểu rõ vai trò hết sức quan trọng của Logistics trong việc giảm chi phí kinh doanh. Thực tế, Logistics có liên kết chặt chẽ với các hoạt động Marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối hàng hóa.
Tuy nhiên, nhiều công ty lại bố trí chưa đúng về các phòng ban và chức năng của nó khiến việc quản lý trở nên rời rạc. Điều này đòi hỏi phải hình thành một bộ phận riêng biệt cho Logistics/ chuỗi cung ứng để giúp các nhà quản lý bộ phận này có thể phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Nước ta hiện có trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên, chất lượng của mạng lưới giao thông lại không được đồng bộ với nhau. Thậm chí ở nhiều nơi tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn chưa đảm bảo được an toàn trong giao thông.
Nước ta tuy có đến 266 cảng biển, nhưng chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể sử dụng vào việc xuất nhập hàng hóa quốc tế. Đa số các cảng biển này chưa thể tiếp nhận các tàu container thông thương bởi do cảng chưa đủ thiết bị và kinh nghiệm trong việc bốc dỡ container.
Ngoài ra, tại Việt Nam, phương thức vận tải bằng đường hàng không chưa được phổ biến, chủ yếu sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ nước ta không thể sử dụng được nếu vận tải hàng hóa nặng, kích thước lớn bởi đường hẹp, chất lượng kỹ thuật chưa cao và năng lực vận tải còn thấp, tình trạng kẹt xe ở nước ta vẫn còn xảy ra thường xuyên.
Mặc khác, nhiều khu công nghiệp được xây dựng xong nhưng chưa có hệ thống đường giao thông hoặc được bố trí quá xa hệ thống cảng biển, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chi phí Logistics là gì? Cách tính chi phí logistics chuẩn nhất mà Vận chuyển Phước An muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp cùng với mức chi phí hợp lý. Hãy liên hệ ngay với Phước An ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất nhé!
—>>> Xem thêm: EBS là phí gì
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023